Các vết cắn do động vật bình thường rất ít khi gây nguy hiểm nhưng tuyệt đối không được chủ quan bởi vết cắn sẽ rất nghiêm trọng nếu bị các động vật như chó, mèo, dơi, … bị bệnh dại cắn phải.
- Thiếu ngủ kéo dài: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Cận thị: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Trị hôi nách siêu rẻ và đơn giản ngay tại nhà chỉ với quả chanh
Vết cắn động vật sẽ rất nguy hiểm khi bị đang bị bệnh dại
Hiểm họa từ vết cắn của các động vật
Bình thường các vết cắn do động vật gây ra rất ít khi gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu gặp phải các động vật như chó, mèo, dơi, chồn, cáo, … đang bị bệnh dại cắn phải thì sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vì vậy, nếu nghi ngờ các vết cắn do động vật bị dại gây ra, bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất ngay lập tức.
Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM: Các biến chứng thường gặp khi bị động vật cắn đó chính là nhiễm trùng, các vết xước do cào gãi bởi móng vuốt và vết răng cắn của động vật có chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng và các vết thương càng sau thì nguy cơ nhiễm trùng càng dễ xảy ra. Khi vết cắn bị nhiễm trùng có thể có các triệu chứng như:
- Sốt, tấy đỏ, đau và sưng vùng xung quanh vết thương.
- Vết cắn có thể bị mưng mủ và xuất hiện thêm những vết đỏ bắt đầu từ vết cắn lan theo hướng vào trung tâm cơ thể.
Còn nếu trong vòng 3 – 4 ngày sau khi bị cắn, cơ thể không xuất hiện các dấu hiệu trên thì cơ thể sẽ không bị nhiễm trùng.
Khi bị động vật cắn, thông qua vết cắn có thể truyền một số bệnh vào cơ thể như: bệnh dại, uốn ván, sốt, … Vì thế, cần phải khám bác sĩ ngay sau khi bị cắn để có sự can thiệp kịp thời, phù hợp. Đồng thời, cần phải giữ con vật đã cắn bạn vào một chiếc lồng để theo dõi tình trạng của chúng thường xuyên, nếu cần thiết phải thông báo cho trạm y tế xã, phường về việc kiểm tra tình trạng bệnh tật của những con vật này để đảm bảo an toàn cho những người khác.
Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu vết thương khi bị động vật cắn
Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu vết thương khi bị động vật cắn
Theo Y học lâm sàng: Khi bị động vật cắn, các bạn cần phải thực hiện sơ cứu vết thương. Sơ cứu vết thương bị động vật cắn đúng cách được thực hiện như sau:
- Đầu tiên cần làm là phải khiến vết thương ngừng chảy máu: Có thể dùng bằng gạc hoặc tay ép trực tiếp lên vị trí vết thương đến khi máu ngừng chảy.
- Sau đó tiến hành làm sạch vết thương hoặc vết xước bề ngoài do động vật cắn bằng nước ấm và xà phòng nhẹ nhàng. Hạn chế không nên rửa vết thương bằng cồn vì có thể sẽ khiến vết thương chậm lành. Có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu xảy ra tình trạng dị ứng thuốc thì cần ngừng sử dụng ngay.
- Tiếp theo là đặt một miếng băng vô trùng trên vị trí vết thương rồi băng lại.
Sau khi xử trí tại chỗ vết thương do động vật cắn xong cần phải đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám vì vết cắn của động vật có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Đặc biệt nhất là:
- Vết thương không ngừng chảy máu hoặc chảy máu nghiêm trọng sau 10 phút ép mạnh vào vị trí vết thương.
- Bị cắn bởi các loài động vật hoang dã hoặc đi lạc, và báo với chính quyền địa phương với bất kể mức độ nghiêm trọng của vết thương.
- Tìm hiểu xem các mũi tiêm phòng bệnh dại của động vật nếu biết chủ sở hữu của động vật đã cắn bạn và cần báo tới bác sĩ khám.
Sau khi đến cơ sở y tế, bệnh viện, các Bác sĩ điều trị sẽ làm sạch vết thương cho bệnh nhân và có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Trường hợp vết thương quá sâu, có thể bác sĩ sẽ gây tê vết thương và xử lý khâu vết thương tuỳ theo vị trị và độ lớn của vết thương. Đồng thời, bác sĩ có thể đề nghị tiêm phòng bệnh dại cho người bệnh hoặc yêu cầu tiêm phòng uốn ván để phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.
Thông tin bài viết được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ, chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc!
Nguồn: ysidakhoa.net
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường