Bệnh rối nhịp tim nhanh gây nên những biến chứng nguy hiểm nào?

Khi nhịp tim của bạn nó đập nhanh hơn 100 nhịp thì được gọi là nhanh. Cơn nhịp nhanh có thể kéo dài trong vài giây, vài phút, thậm chí tới vài giờ, với tần suất rất khác nhau.

Hình ảnh minh họa cho những cấp độ của nhịp tim

Nhịp tim của bạn được gọi là nhanh khi mỗi phút nó đập hơn 100 nhịp. Bạn có thể cảm nhận thấy trái tim bắt đầu tăng tốc rất nhanh, không còn nằm trong giới hạn cho phép là 60 – 80 nhịp/phút, sau đó nó ngừng lại hoặc chậm xuống đột ngột rồi trở về bình thường. Chúng có thể xuất hiện vài lần trong một ngày, nhưng cũng có khi cả tuần hay cả tháng mới xuất hiện một lần. Phần lớn nhịp tim nhanh không gây triệu chứng khó chịu, không cần điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, tim đập nhanh gây rối loạn chức năng bơm máu bình thường của tim, khi đó bạn cần được điều trị để phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, ngừng tim, tử vong đột ngột.

Một số biến chứng do rối loạn nhịp nhanh là gì?

Huyết khối: Tim đập nhanh sẽ khiến cho dòng máu bị ứ đọng lại ở tim và tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành.

Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Những cục máu đông có thể bị vỡ ra ở lần tim co bóp tiếp theo và di chuyển theo dòng máu, làm tắc nghẽn động mạch não, mạch vành tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề.

Ngừng tim, đột tử: thường xảy ra với nhịp nhanh thất hoặc rung thất. Lúc này tần số tim có thể lên tới 350 – 600 nhịp/ phút. Hậu quả là tim ngừng đập, mất mạch, người bệnh mất ý thức và tử vong.

Suy tim: Khi hiệu quả bơm máu bị giảm sút, tim của bạn sẽ phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể, lâu ngày có thể làm trái tim suy yếu do làm việc quá sức và cuối cùng dẫn đến suy tim.

Bệnh rối loạn nhịp tim nhanh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh?

Theo các Giảng viên Y sĩ đa khoa TPHCM khuyên mọi người: Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhịp tim nhanh và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh là duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học. Có thể bắt đầu thực hiện với các bước dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn lành mạnh với ít chất béo, nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc.
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh
  • Giữ huyết áp và mức cholesterol máu trong giới hạn cho phép.
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu, caffeine.
  • Không sử dụng ma túy
  • Kiểm soát stress
  • Khám bệnh theo đúng lịch của bác sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *