Bổ sung những thực phẩm nào giúp giảm stress, căng thẳng?

Khi bạn bị stress, nồng độ hormone cortisol sẽ tăng cao tạo cảm giác thèm ăn. Dưới đây là một số dưỡng chất có thể bổ sung khi bị stress và căng thẳng kéo dài.

Stress là một bệnh tâm lý đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại

NHỮNG DƯỠNG CHẤT GIÚP GIẢM STRESS LÀ GÌ?

Theo các Giảng viên Y sĩ đa khoa TPHCM khuyên mọi người nên ăn đúng loại thực phẩm khi bị stress sẽ giúp cơ thể tiếp nhận những hoạt chất dinh dưỡng phù hợp. Giúp làm dịu các tế bào thần kinh đang stress, dần dần giúp bạn bạn chế ngự “cơn tam bành”, giảm lo lắng và chán nản theo thời gian, thậm chí là có thể ngăn ngừa bệnh trầm cảm.

Những dưỡng chất cần bổ sung khi bị stress và căng thẳng kéo dài như sau:

Dưỡng chất hữu ích giúp kiểm soát căng thẳng

Chứng căng thẳng, lo âu có biểu hiện đa dạng như: Lo lắng, khó chịu, sợ hãi hoặc hoảng loạn. Để điều trị chứng căng thẳng, lo âu, bác sỹ có thể chỉ định phương pháp trị liệu, sử dụng thuốc điều trị hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên ngày nay, khoa học chứng minh, bổ sung một số dưỡng chất cũng giúp giảm căng thẳng, lo âu một cách an toàn và hiệu quả.

Vitamin D

Vitamin D có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, cải thiện sức khỏe thần kinh và não bộ. Nghiên cứu cho thấy, thiếu vitamin D có thể gây ra chứng rối loạn lo âu. Bạn nên tắm nắng vào buổi sáng để làn da hấp thu ánh sáng mặt trời, kích thích cơ thể sản xuất vitamin D. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung vitamin D bằng việc sử dụng một số thực phẩm như: Dầu cá (cá hồi, cá thu), nấm, lòng đỏ trứng, sữa bò, nước cam và ngũ cốc.

Vitamin B tổng hợp

Vitamin B là phức hợp 8 loại vitamin B bao gồm thiamine (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid pantothenic (B5), pyridoxine (B6), biotin (B7), folate (B9) và cobalamin (B12). Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của cơ thể, bao gồm sức khỏe não bộ và hệ thần kinh.

Nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 có thể gây ra chứng trầm cảm và lo lắng. Để tránh sự thiếu hụt vitamin B, bạn nên sử dụng thực phẩm chức năng tổng hợp vitamin B hoặc bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B như: Cá hồi, rau lá xanh, các loại đậu, thịt và nội tạng động vật, trứng, thủy sản (sò, trai, hến), thịt gia cầm (gà, gà tây).

Magne

Cơ thể cần magne để duy trì các hoạt động sống. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung magie giúp giảm chứng lo âu. Bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung magie hoặc thêm các thực phẩm này trong chế độ ăn uống: Lúa mì, rau chân vịt, diêm mạch (quinoa), hạnh nhân, hạt điều, đậu đen và socola đen.

Acid béo omega-3 giúp cải thiện chức năng não bộ

Acid béo Omega-3

Acid béo omega-3 được nghiên cứu rộng rãi vì các lợi ích sức khỏe, giúp cải thiện chức năng não bộ. Bổ sung acid béo omega-3 từ dầu cá có thể làm giảm mức độ căng thẳng, lo âu. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu acid béo omega-3 sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm.

Bạn có thể bổ sung acid béo omega-3 từ các thực phẩm như: Cá (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá vược); hải sản (hàu, tôm); Các loại hạt (chia, hạt lanh); Các loại đậu (đậu thận, đậu nành non, dầu đậu nành); Rong biển và tảo; Quả óc chó…

L-theanine

Nghiên cứu cho thấy, acid amin L-theanine có trong trà xanh và trà đen đem lại cảm giác thư giãn, dễ chịu. Những người sử dụng 200mg đồ uống chứa l-theanine sẽ giúp giảm căng thẳng và nồng độ cortisol – hormone căng thẳng đáng kể. Nếu bạn muốn bổ sung l-theanine, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ và sử dụng liều thấp (dưới 200mg).

Vitamin và khoáng chất tổng hợp

Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cải thiện tình trạng rối loạn lo âu. Một nghiên cứu cho thấy, thực phẩm bổ sung chứa vitamin B, vitamin C, calci, magie và kẽm giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi ở người trẻ tuổi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *