Cần làm gì khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột?

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột

Vào mùa lạnh sức đề kháng của con người thường bị yếu đi, chính vì thế Bộ Y tế cho rằng cần phải có biện pháp chăm sóc sức khỏe thật cẩn thận để phòng ngừa bệnh tật.

Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế thì trong thời gian cuối tháng 10/2019 đã có rất nhiều tỉnh khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ sống trong thời tiết giá lạnh, đặc biệt các tỉnh miền núi với nhiệt độ buổi tối hạ mức rét hại và nhiều người đã phải nhập viện để điều trị một số căn bệnh thường gặp phải trong mùa lạnh, có người tử vong do ngộ độc khí than (đốt lửa trong nhà để sưởi ấm) đặc biệt các khu vực dân tộc thiểu số.

Theo các tin tức y dược mới nhất cập nhật, thì thời tiết chuyển sang mùa lạnh đột ngột con người rất dễ mắc phải các căn bệnh thường gặp như hen suyễn, cảm lạnh, viêm phổi, viêm họng, đột quỵ, ngộc độc khí than…nguyên nhân chủ yếu dẫn dến tình trạng người dân (đặc biệt là người già và trẻ nhỏ) phải nhập viện là do thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng của con người không chống đỡ được dẫn đến bị bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo trong thời gian tới có thể tình hình rét đậm rét hại vẫn còn diễn ra nên người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh như nào là tốt nhất?

Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh như nào là tốt nhất?

Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh

Thời tiết trở lạnh rất dễ khiến con người đổ bệnh, đặc biệt là đối với người già và trẻ em thì cần hạn chế ra ngoài, nếu có việc cần thiết phải đi thì hãy giữ cho cơ thể thật ấm, tránh bị ẩm ướt các khu vực cổ, tay, chân. Để bảo đảm an toàn thì các Y sĩ đa khoa khuyên người dân tránh tiếp xúc với khói thuốc và không nên đi làm quá muộn, đối với người dân ở khu vực miền núi thì không nên uống rượu bia vì chúng có thể gây đột quỵ, không tắm khuya sau 22 giờ.

Ngoài ra, việc vệ sinh miệng sạch sẽ, rửa tay với xà phòng cũng là một trong những phương pháp giúp phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả. Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể có đủ sức đề kháng phòng chống các bệnh nội khoa, ngoại khoa thường gặp.

Phòng ngừa nhiễm độc khí than

Phòng ngừa nhiễm độc khí than

Phòng ngừa nhiễm độc khí than tổ ong, than củi

Chủ động tránh rét là việc làm cần thiết nhưng Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng than tổ ong, than củi để sưởi trong phòng kín, trong trường hợp thời tiết quá lạnh thì chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và đảm bảo phòng có độ thông khí, chỉ sưởi ấm khi mọi người còn thức và không sưởi qua đêm. Đặc biệt các khu vực miền núi, dân tộc thiểu số!

Đối với gia đình có trẻ nhỏ thì không nên để các loại máy sưởi bức xạ hồng ngoại gần các em vì tia hồng ngoại có thể tác động trực tiếp lên bề mặt da và gây khô da, khô mũi, nguy cơ bỏng cao. Một số trường hợp người dân nếu sử dụng chăn điện để làm ấm cơ thể thì phải kiểm tra độ an toàn, phòng ngừa hư hỏng và đảm bảo cách nhiệt, cách điện đầy đủ, khi sử dụng chỉ bật chế độ đủ ấm và nhớ tắt khi không sử dụng.

Ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh trong mùa lạnh như chóng mặt, đau đầu, khó chịu, tức ngực….thì phải nghỉ ngơi và nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe, không tự điều trị tại nhà.

Nguồn: https://caodangyduoctphcm.com.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *