Cùng tìm hiểu về dị tật thừa ngón tay

Dị tật thừa ngón tay là gì?

Thừa ngón cái bẩm sinh là bệnh lý hay gặp, đứng thứ 2 sau dị tật bẩm sinh dính ngón tay. Tỉ lệ gặp trẻ trai gấp 2,5 lần trẻ gái. Thừa ngón tay cái 3 đốt có thể có liên quan đến di truyền gen trội trên NST thường.

Cùng tìm hiểu về dị tật thừa ngón tay

Phân loại và biểu hiện dị tật thừa ngón tay

  • Năm 1969 Wales đưa ra bảng phân loại thừa ngón tay cái làm 7 loại theo mức độ chia đôi của xương ngón tay cái được tin tức y tế tổng hợp như sau:
  1. Loại I: xương đốt xa tách đôi một phần
  2. Loại II: đốt xa tách đôi hoàn toàn, có hai đốt xa riêng biệt tiếp khớp với một đốt gần
  3. Loại III: đốt xa tách đôi hoàn toàn, đốt gần tách đôi tiếp khớp với hai đốt xa.
  4. Loại IV: đốt gần tách đôi hoàn toàn, hai ngón cái có đốt gần, xa riêng cùng khớp với đốt bàn.
  5. Loại V: đốt gần thừa hoàn toàn, đốt bàn tách đôi kiểu chữ Y, mỗi nhánh của chữ Y tiếp khớp vói một đốt ngón cái riêng.
  6. Loại VI: đốt bàn thừa hoàn toàn, mỗi ngón có đốt bàn, đốt gần và xa riêng.
  7. Loại VII: hai ngón cái với ngón cái 3 đốt
  8. Kích thước: ngón cái bờ quay thường thiểu sản tùy mức độ, nhiều hoặc kích thước hai ngón đều bằng nhau, nhưng thường nhỏ hơn bình thường.
  9. Móng: móng có thể to hơn bình thường (loại I) hoặc có rãnh giữa (loại II) hoặc có 2 móng đi theo 2 ngón, nhưng thường nhỏ hơn bình thường.
  10. Xương: xương của ngón thừa bờ quay thường thiểu sản hơn ngón bờ trụ.
  11. Khớp: cứng khớp ở nhiều mức độ, thiểu sản, cốt hóa khớp. mặt khớp dẹt gây hạn chế vận động. Diện khớp to hoặc có 2 diện khớp. dây chằng bên đảm bảo cho bao khớp vững và trục thẳng.
  12. Gân, cơ: không có gân, thiểu sản hoặc bất thường về vị trí, số lượng của gân nội tại và ngoại lai. Cơ dạng ngắn, đối chiếu, bó nông cơ gấp ngắn thường bám vào ngón bờ quay. Gân gấp dài thường bám vào ngón bờ trụ.
  13. Mạch máu, thần kinh: thay đổi tùy theo mức độ thiểu sản. có thể có một hệ thống mạch máu thần kinh chung cho cả hai ngón hoặc mỗi ngón có một hệ thống mạch máu thần kinh riêng biệt.
Hình ảnh dị tật thừa ngón tay

Hướng điều trị dị tật thừa ngón tay

  1. Nguyên tắc chung: cắt bỏ ngón thừa, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn, tận dụng tối đa tổ chức của ngón cắt bỏ để tạo hình mang lại hiệu quả cao nhất về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.
  2. Đánh giá trước mổ:
  • Phân loại ngón thừa, mức độ thiểu sản của mỗi ngón, độ vững của mỗi khớp, chức năng vận động của ngón… để lựa chọn phương pháp phẫu thuật.
  1. Phẫu thuật:
  • Da, phần mềm: giữ tối đa, tận dụng da, phần mềm từ ngón cắt bỏ để tạo hình cho ngón được giữ lại.
  • Móng tay: tạo hình 2 móng tay từ 2 ngón nếu móng nhỏ hơn 80% kích thước bình thường.
  • Xương: tùy theo mức độ có thể cắt bỏ 1 phần hay toàn phần xương đốt bàn, xương đốt gần, đốt xa của một ngón.
  • Khớp: tạo hình cho diện khớp bình thường.
  • Dây chằng: giữ lại hệ thống dây chằng bên khi cắt bỏ một ngón.
  • Gân, cơ: khâu lại gân cơ đúng theo vị trí giải phẫu
  • Mạch máu, thần kinh: bảo toàn tối đa để đảm bảo nuôi dưỡng, cảm giác, vận động, tránh nguy cơ hoại tử
  • Chăm sóc: bất động bằng nẹp bột qua khuỷu, theo dõi chăm sóc chặt chẽ sau mổ, tập phục hồi chức năng.
  • Thời gian phẫu thuật:
  • Phẫu thuật nên được tiến hành từ giữa 1 -2 tuổi. mặt khác phẫu thuật trong thời gian này làm giảm nguy cơ chảy máu từ xương, một biến chứng rất hay gặp khi mổ ở trẻ em.

Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *