Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS ) nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng suy hô hấp cấp nặng – Sars

Trong lịch sử ghi nhận, 916 người tử vong vì đại dịch SARS năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông và lan sang các nước trong toàn cầu với các biểu hiện người ớn lạnh, sốt, cơ bắp đau nhức, ho nhiều.. Vậy 2020, thì dịch SARS có liên quan đến dịch Covid-19 không?

Hình ảnh virus Corona

SARS (viết tắt của từ Severe acute respiratory syndrome) – hội chứng suy hô hấp cấp nặng là một dạng viêm phổi nặng. Bệnh xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 11/2002 và nhanh chóng lan rộng ra 29 quốc gia trên toàn thế giới chỉ trong vòng vài tháng. Dịch SARS có đặc điểm là lây lan nhanh chóng, tỷ lệ tử vong cao. Đợt dịch năm 2003 có 8.422 người mắc bệnh và tử vong 916 người (tỷ lệ tử vong 11%).

Ước tính, có 90% người nhiễm bệnh SARS có thể hồi phục nhưng nếu không chữa trị, người bệnh sẽ tử vong. Vì vậy, các quốc gia đã đẩy mạnh tuyên truyền cách phòng ngừa, dấu hiệu nhận biết dịch SARS, phương pháp chẩn đoán và khuyến cáo cách ly bệnh nhân để kiểm soát dịch bệnh. Đến tháng 7/2003, sự bùng nổ của dịch SARS chấm dứt và kể từ năm 2004 không có trường hợp nào mắc bệnh.

Nguyên do nào gây bệnh SARS?

Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định so với dịch bệnh Covid-19 tại năm 2020 thì đề cập đến dịch SARS cũ thì chúng ta nhận ra rằng nguyên nhân gây bệnh là virus corona hay corona virus SARS. Đây là loại virus có đường kính từ 60 – 130nm, bề mặt của virus có các gai glycoprotein giống hình vương miện. Virus corona có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong nhiều giờ, tồn tại trong phân và nước tiểu ở nhiệt độ phòng trong tối thiểu 1 – 2 ngày, thậm chí tới 4 ngày. Ở nhiệt độ 0°C, virus này có thể tồn tại tới 3 tuần. Đặc tính này khiến virus corona có khả năng lây lan mạnh từ người này sang người khác và dễ phát triển thành dịch. Tuy nhiên, chúng bị bất hoạt bởi các hoạt chất ức chế của clo trong 5 phút, mất hoạt tính gây nhiễm nếu tiếp xúc với các chất diệt khuẩn thông thường và có thể bị chết ở nhiệt độ 56°C.

Theo tin y dược, nguồn lây bệnh trong tự nhiên là loại dơi tai to ở Trung Quốc. Con đường lây bệnh là đường hô hấp (từ các giọt chất tiết qua hắt hơi, nói, thở), đường tiếp xúc trực tiếp (điện thoại, tay nắm cửa), các dụng cụ khí dung, nội soi phế quản và từ chất thải, rác thải của bệnh nhân nhiễm SARS.

Triệu chứng của bệnh nhân SARS

Thời gian ủ bệnh SARS từ 2 – 7 ngày, có thể kéo dài tới 12 ngày. Bệnh diễn tiến qua 2 giai đoạn (2 pha):

  • Pha đầu: Người bệnh thường sốt trên 38°C, rét run, mặt đỏ, mạch nhanh, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân, có thể đau quanh hốc mắt và nổi hạch ngoại vi,… Một số bệnh nhân bị tiêu chảy và viêm đường hô hấp trên;
  • Pha sau (pha hô hấp): Triệu chứng suy hô hấp xuất hiện từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 5 phát bệnh, chủ yếu là ho khan (đôi khi ho có đờm), khó thở. Suy hô hấp tiến triển nặng trong thời gian rất ngắn.

Bệnh có thể gây biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột hoại tử, viêm não, suy hô hấp cấp và suy thận cấp,… Người bệnh SARS dễ tử vong nếu là người cao tuổi, có bệnh lý mạn tính (viêm gan B mạn tính, đái tháo đường), triệu chứng bệnh không điển hình, tăng nồng độ LDH máu và bị suy thận cấp. Tiên lượng bệnh tốt hơn ở người trẻ tuổi.

Viêm phổi gây suy hô hấp nặng

Chẩn đoán bệnh SARS như thế nào?

Theo Y sĩ trung cấp 2020 thì, trong y học lâm sàng chẩn đoán Sars dựa trên các yếu tố cận lâm sàng như sau:

  • Chẩn đoán dựa trên dịch tễ (đi đến khu vực có ca bệnh SARS trong vòng 10 ngày hoặc tiếp xúc với người đã có triệu chứng bệnh) và triệu chứng lâm sàng;
  • X-quang lồng ngực: Cho thấy hình ảnh thận nhiễm tổ chức kẽ lan tỏa, là dấu hiệu đặc trưng của trụy hô hấp cấp tính; có thể gặp tổn thương đông đặc phổi cục bộ;
  • CT-scan lồng ngực: Giúp phát hiện sớm tổn thương phổi khi X-quang chưa phát hiện được. Trong trường hợp bệnh nặng, CT-scan có thể phát hiện được hình ảnh kén đường kính dưới 1cm, tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất;
  • Xét nghiệm công thức máu: Số lượng bạch cầu máu ngoại vi bình thường, có thể giảm nhẹ; giảm bạch cầu hạt và tiểu cầu ở pha sau;
  • Xét nghiệm chức năng gan: Men gan và creatinin có thể tăng sớm, tăng LDH huyết thanh ở một số trường hợp nặng;
  • Chẩn đoán xác định dựa trên 2 xét nghiệm: PCR với virus corona và ELISA với virus corona. Xét nghiệm PCR lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch phế quản, dịch rửa phế quản phế nang. Xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể IgG. Test realtime cho thấy PCR có độ nhạy cao hơn. Xét nghiệm ELISA có nhược điểm là phát hiện chậm (sau 20 ngày khi có biểu hiện bệnh), ít có giá trị chẩn đoán ở giai đoạn cấp;
  • Chẩn đoán phân biệt SARS với cúm H1N1 và một số bệnh đường hô hấp khác như áp xe phổi, viêm phổi thùy, viêm phổi kẽ, phế quản phế viêm, viêm mũi họng do vi khuẩn, viêm não do các loại virus,…

Biện pháp phòng ngừa bệnh SARS như thế nào?

  • Phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân SARS để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh;
  • Cán bộ y tế tiếp xúc với bệnh nhân SARS cần có biện pháp phòng ngừa và cách ly đặc biệt;
  • Phổi hợp xử lý tốt chất thải của người bệnh.
  • Hạn chế các sinh hoạt tập thể, gặp gỡ nhiều người trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát;
  • Người nhiễm dịch SARS cần mang khẩu trang; rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi ho hoặc đi vệ sinh; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân (bát, đĩa, cốc chén, khăn lau,…) với người khỏe mạnh;
  • Người khỏe mạnh không đi vào vùng có dịch;

Thông tin mang tính chất tham khảo. SARS là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán xác định và có hướng cách ly, điều trị phù hợp, tránh lây lan trong cộng đồng.

Nguồn: Y sĩ đa khoa tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *