Lỏng khớp gối là hiện tượng khớp gối lỏng lẻo khi tổn thương dây chằng chéo phía trước do chấn thương thể thao hoặc tai nạn trong lao động. Vậy với tình trạng này phương pháp điều trị nào là phù hợp?
- Tìm hiều nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm
- Rối loạn cơ tròn thường có những triệu chứng bệnh như thế nào?
- Cùng tìm hiểu hướng điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Lỏng khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau
NGUYÊN NHÂN GÂY LỎNG KHỚP GỐI LÀ GÌ?
Những nguyên nhân gây lỏng khớp gối cụ thể là:
- Chấn thương: Ngã, tai nạn giao thông tác động trực tiếp tới đầu gối gây tổn thương dây chằng.
Sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học: Tập luyện quá sức, mang vác vật nặng… gây áp lực lên đầu gối dẫn tới lỏng khớp gối. - Thoái hóa khớp gối: Lớp sụn trong khớp gối có biểu hiện bị ăn mòn, tổn thương, sụt giảm chất dịch trong ổ khớp, khiến cho khớp gối bị lỏng, kém linh hoạt.
Ngoài ra, việc sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, rượu bia, cà phê… cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lỏng khớp gối.
TRIỆU CHỨNG CỦA TÌNH TRẠNG LỎNG KHỚP GỐI LÀ GÌ?
- Để xác định bạn có bị lỏng khớp gối hay không có thể dựa vào một số dấu hiệu cơ bản sau:
- Ban đầu có biểu hiện đầu gối sưng nhẹ, không có cảm giác đau hoặc đau rất ít. Cảm giác này sẽ thuyên giảm hoặc biến mất sau đó.
- Chân có cảm giác yếu khi cử động hoặc đi lại.
- Nếu đứng bằng một chân, bên khớp gối lỏng sẽ rất khó đứng vững.
- Người bị lỏng khớp gối rất dễ ngã do có cảm giác vướng víu khi đi.
- Khớp gối dễ bị trẹo sang 1 bên khi di chuyển trên địa hình gồ ghề, thiếu bằng phẳng.
- Gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang.
- Với vận động viên thể thao: Phong độ thi đấu giảm sút, các động tác chạy, nhảy, sút gặp trở ngại hoặc đau.
Lỏng khớp gối nếu không được điều trị kịp thời, sau một thời gian khả năng vận động của khớp gối sẽ suy giảm rõ rệt, người bệnh có thể bị biến chứng tàn phế suốt đời. Do đó, khi có biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị lỏng khớp gối khác nhau
LỎNG KHỚP GỐI CÓ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Theo giảng viên Y sĩ đa khoa chia sẻ: Người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị lỏng khớp gối như: nội khoa, phẫu thuật hoặc Đông y. Tùy vào mức độ lỏng lẻo và sự tổn thương của khớp gối, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.
Nội khoa
Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm ở đầu gối, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng viêm không steroid như: Piroxicam, Flurbiprofen, Naproxen, Diclofenac, Meloxicam… ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng viêm.
- Thuốc giảm đau đơn thuần như: Paracetamol… khá hiệu quả trong việc chấm dứt tạm thời các cơn đau.
Việc sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau phải hết sức cẩn thận. Bởi, nếu lạm dụng, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng gan, thận, dạ dày… của người bệnh.
Phẫu thuật
Trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Người bệnh có thể tiến hành các phương pháp như: mổ tái tạo dây chằng chéo trước, cắt đốt viêm mô, lọc rửa khớp hoặc thay khớp gối kim loại…
Các biện pháp này đều có chi phí cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện thực hiện.
Thời gian bình phục sau phẫu thuật phụ thuộc vào sự nỗ lực tập luyện và ý chí của người bệnh. Trung bình 3-6 tháng, người bệnh có thể đi lại bình thường, riêng với vận động viên ít nhất 9-12 tháng mới thi đấu trở lại.