Những phương pháp điều trị nhiễm trùng ối

Nhiễm trùng ối là tình trạng màng ối và dịch ối bao quanh và bảo vệ thai nhi bị nhiễm khuẩn, do  các vi khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường âm đạo. Cần có biện pháp điều trị bệnh cần thiết và kịp thời

Nhiễm trùng ối là bệnh gì?

Nước ối là môi trường trong suốt, vô khuẩn, là nơi giúp em bé hình thành và phát triển bình thường trong cơ thể người mẹ. Nước ối đóng vai trò và chức năng vô cùng quan trọng trong giai đoạn mang thai, có tác dụng bảo vệ thai tránh khỏi sự xâm nhập và tấn công của vi trùng từ bên ngoài.  Với chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi và giúp thai tránh được sự chèn ép quá mức do co cơ tử cung làm giảm lượng máu nuôi bào thai qua mạch máu rốn, nước ối còn giúp bảo vệ thai nhi tránh khỏi những va chạm, sang chấn. Bên cạnh đó, nước ối còn giúp duy trì nhiệt độ của thai ổn định trong tử cung.

Nước ối tạo thành một lớp bảo vệ vững chắc cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Bình thường nước ối có màu trong suốt, khi siêu âm nếu quan sát thấy nước ối chuyển màu xanh đục, có lẫn mủ, có mùi hôi khó chịu thì nguy cơ cao mẹ đã bị nhiễm trùng ối trong tử cung.

Nhiễm trùng ối là tình trạng màng ối và dịch ối bao quanh và bảo vệ thai nhi bị nhiễm khuẩn, do các vi khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường âm đạo phổ biến như Ecoli và liên cầu khuẩn nhóm B gây viêm nhiễm âm đạo. Nhiễm trùng ối là nguyên nhân chính gây vỡ ối trước 37 tuần của thai kỳ dẫn đến sinh non.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng ối là do đâu?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Trước khi mang thai: nếu mẹ bị viêm nhiễm âm đạo sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nên khi có thai lượng vi khuẩn này có điều kiện bám dính vào sâu bên trong, phát triển và gây bệnh. Nếu không có biên pháp xử lý kịp thời thì mẹ có khả năng bị vỡ ối trong bất kì thời điểm nào của thai kỳ

Trong khi mang thai bị ối vỡ vì một lý do nào đó, nếu ối vỡ để lâu, không can thiệp y tế để điều trị kháng sinh ngay từ đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng từ âm đạo xâm nhập vào buồng ối gây nhiễm trùng ối.

Triệu chứng thường gặp của bệnh nhiễm trùng ối là gì?

Nước ối rỉ ra từ âm đạo có màu xanh đục và có mùi hôi

Trường hợp màng ối còn nguyên nhưng khám thấy nhiều dịch âm đạo, có mùi hôi khó chịu

Khi bị nhiễm trùng ối, mẹ có biểu hiện như sốt, công thức máu có số lượng bạch cầu tăng cao và một số xét nghiệm khác cho thấy bị nhiễm trùng

Khám lâm sàng cho thấy tử cung mềm và có cảm giác đau

Nhịp tim của mẹ và thai nhi tăng nhanh

Điều trị bệnh nhiễm trùng ối

Y sĩ đa khoa cho biết nguyên tắc điều trị:

  • Khám chuyên khoa sớm: ngay khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ nhiễm trùng ối cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời
  • Tuân thủ điều trị: trường hợp kết luận mẹ bị nhiễm trùng ối khi mang thai, tùy theo tình trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp cho mẹ như đặt thuốc, dùng dung dịch vệ sinh. Mẹ bầu cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thuốc hay tự ý mua thuốc về dùng
  • Chấm dứt thai kỳ: trường hợp nặng và có dấu hiệu nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ sinh ngay.
  • Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn ối đạt hiệu quả tốt nhất theo kháng sinh đồ, tuy nhiên kết quả kháng sinh đồ khá tốn thời gian trong khi việc sử dụng kháng sinh ngay lập tức là cần thiết vì vậy bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh theo các khuyến cáo: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết sơ sinh và viêm phổi. Sử dụng kháng sinh trong lúc sinh đã được chứng minh làm giảm thời gian nằm viện và sốt cho mẹ.

Lưu ý:

  • Các kháng sinh được chỉ định trong lúc sinh do nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng ối không nên lạm dụng sau khi sinh.
  • Tiếp tục sử dụng kháng sinh dựa trên các yếu tố nguy cơ của viêm nội mạc tử cung sau sinh.
  • Sản phụ sau sinh thường ngả âm đạo nên ít bị viêm nội mạc tử cung hơn và có thể không cần tiếp tục dùng kháng sinh sau khi sinh.
  • Trường hợp mổ lấy thai, bác sĩ có thể chỉ định thêm ít nhất 1 liều kháng sinh sau sinh. Tuy nhiên, từ các yếu tố nguy cơ khác trên mẹ như nhiễm khuẩn huyết hay sốt dai dẳng sau sinh có thể được xem xét để tiếp tục kháng sinh cho mẹ.

Mổ lấy thai: Trường hợp thai phụ sinh mổ, cần bao phủ thêm vi khuẩn kỵ khí vì vi khuẩn kỵ khí là nguyên nhân chính gây nên các biến chứng của viêm nội mạc tử cung sau mổ lấy thai. Thêm kháng sinh bao phủ vi khuẩn kỵ khí giúp làm giảm tỷ lệ thất bại của viêm nội mạc tử cung sau mổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *