Phương pháp xử trí khi bị hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay

Những người phải sử dụng nhiều cử động của cổ tay và một số bệnh có thể gây hội chứng ống cổ tay gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Xử trí khi bị hội chứng ống cổ tayXử trí khi bị hội chứng ống cổ tay

Dấu hiệu giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là do thần kinh giữa bị chèn ép, gây ra đau, dị cảm, loạn cảm, tê bì ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, một phần ngón nhẫn. Một số trường hợp, triệu chứng này có thể lan rộng lên cẳng tay và cánh tay.

Theo chuyên gia y tế Lê Ngoan, giảng viên VB 2 CĐ Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Triệu chứng nặng lên về đêm và buổi sáng, khiến bệnh nhân phải thức dậy do cổ tay bị để ở một vị trí quá lâu trong khi ngủ. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện khi thực hiện các hoạt động do thần kinh giữa chi phối như lái xe, đánh máy, chơi golf, cầm bút viết.. và giảm khi nâng cao tay hoặc thực hiện động tác vẩy tay. Lúc đầu, các triệu chứng có thể xuất hiện thành cơn và tự hết khi không cần điều trị nhưng sau đó, cơn đau, tê này kéo dài hơn, thậm chí có những người bị tê bì cả ngày. Sau một thời gian, triệu chứng đau và tê có thể giảm đi nhưng bàn tay sẽ bị yếu, ô mô cái bị teo, không thể thực hiện được động tác cầm nắm cũng như các hoạt động phức tạp.

Người bệnh có thể bị một bên hoặc có thể bị cả hai bên tay. Khi nghi ngờ bị hội chứng ống cổ tay, các bác sĩ sẽ khai thác  yếu tố nghề nghiệp, bệnh sử của các triệu chứng, khám cảm giác, khám sức mạnh của các cơ bàn tay, động tác gấp cổ tay, gõ lên hoặc đè lên thần kinh giữa để xem phản ứng của người bệnh. Chụp X quang là cần thiết để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác. Đo điện cơ cũng được thực hiện để xác định tổn thương cơ và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Khi kiểm tra dẫn truyền thần kinh có thể thấy xung điện của thần kinh giữa bị chậm lại trong ống cổ tay.

Xử trí thế nào khi bị hội chứng ống cổ tay

Phần lớn các trường hợp bị hội chứng ống cổ tay có thể khỏi khi người bệnh thay đổi môi trường làm việc hoặc thay đổi thói quen làm việc, có lối sống khoa học và hợp lý. Nếu thay đổi được thì họ không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Với những trường hợp nặng hơn thì cần sử dụng phương pháp nội khoa để điều trị. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid được áp dụng cho những trường hợp đau nhẹ, hạn chế sử dụng corticoid tại chỗ.

Xử trí thế nào khi bị hội chứng ống cổ tayXử trí thế nào khi bị hội chứng ống cổ tay

“Điều trị nội khoa có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh sau vài tháng cho đến vài năm tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn. Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý điều trị nguyên nhân gây bệnh như thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cổ tay…” – chuyên gia y tế Lê Ngoan, giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tại tin tức y dược.

Khi tê bì, đau nhiều ảnh hưởng đến công việc hoặc ô mô cái bị teo thì cần phẫu thuật giải ép cho thần kinh giữa. Thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ, người bệnh không phải nằm viện và ít khi bị tái lại. Sau phẫu thuật, cần tập luyện sớm để hồi phục vận động các ngón và giúp hồi phục lại ô mô cái bị teo.

Hiện nay sử dụng các phương pháp của phục hồi chức năng cũng trở nên rộng rãi hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng nẹp cổ tay ban đêm để giảm thiểu sự chèn ép thần kinh giữa. Việc này có thể giúp giảm đến 70% triệu chứng cho bệnh nhân. Lồng ghép các phương pháp điều trị cũng giúp đem lại hiệu quả tốt hơn. Ví dụ như vừa điều trị bằng phương pháp nội khoa, vừa sử dụng nẹp để giữ bàn tay ở vị trí trung gian, giảm các hoạt động gấp và xoay cổ tay giúp giảm sưng nề của đầu gân cơ.

Nguồn: https://ysidakhoa.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *