Quy trình kỹ thuật làm tiêu bản trong chương trình đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm

Quy trình kỹ thuật làm tiêu bản

Tiêu bản trong xét nghiệm giải phẫu bệnh được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán một số bệnh lí, đặc biệt là bệnh lí ác tính,… Vậy trong kỹ thuật cơ bản thì xét nghiệm tiêu bản ứng dụng trong y học lâm sàng như thế nào?

Quy trình kỹ thuật làm tiêu bản như thế nào?
Quy trình kỹ thuật làm tiêu bản như thế nào?

Mục đích

Quy trình này hướng dẫn một số bạn sinh viên Cao đẳng Xét nghiệm phương pháp làm tiêu bản để chuẩn bị cho một số phương pháp nhuộm phát hiện hình thể, phương pháp sắp xếp, tính chất bắt màu của vi sinh vật cũng như một số thành phần khác trong bệnh phẩm.

Phạm vi áp dụng kỹ thuật làm tiêu bản

Thầy giáo Anh Tú (giảng viên Cao đẳng Y Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, quy trình kỹ thuật làm tiêu bản này được áp dụng ở Khoa/Phòng/Bộ phận vi sinh của một số cơ sở y tế đảm bảo chất lượng.

Trách nhiệm của người liên quan đến kỹ thuật làm tiêu bản

  • Kỹ thuật viên Xét nghiệm: Đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh y học.
  • Người nhận định, giám sát và phê duyệt kết quả: là người có trình độ đại học bác sỹ chuyên khoa hoặc sau đại học về chuyên ngành vi sinh y học.

Nguyên tắc: Không áp dụng

Trang thiết bị, vật tư sử dụng trong quy trình kỹ thuật làm tiêu bản

Trang thiết bị

  • Tủ an toàn sinh học cấp 2
  • Kính hiển vi quang học. – Máy ly tâm
  • Máy trộn, lắc.
  • Ống vô trùng có nắp đậy.
  • Đèn cồn, que cấy, lam kính, lá kính mỏng, bút viết kính, dầu soi kính, giấy thấm dầu.
  • Pipet Pasteur vô trùng.

Quy trình kỹ thuật làm tiêu bản sử dụng lam kính

Sinh phẩm hóa chất

  • Bộ thuốc nhuộm: Tùy vào kỹ thuật nhuộm mà sử dụng bộ thuốc nhuộm phù hợp
  • Dung dịch nước muối sinh lý vô trùng 0,9%.

Kiểm tra chất lượng sau khi làm kỹ thuật tiêu bản

  • Một số hóa chất dùng để nhuộm soi phải được kiểm tra theo Quy trình kiểm tra chất lượng hóa chất và lưu lại kết quả sau khi đã kiểm tra.
  • Cần có Chứng âm, Chứng dương tùy vào mỗi kỹ thuật nhuộm.

An toàn trong kỹ thuật tiêu bản

  • Thực hiện thao tác với mẫu bệnh phẩm trong tủ an toàn sinh học
  • Sử dụng một số thiết bị bảo hộ cá nhân.

Nội dung thực hiện quy trình kỹ thuật làm tiêu bản trong Xét nghiệm Cao đẳng

Các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý, nội dung này áp dụng đối với các bạn sinh viên Cao đăng kỹ thuật xét nghiệm và không áp dụng trong chương trình đào tạo Y sĩ đa khoa Cao đẳng Dược cũng như Cao đẳng Điều dưỡng!

Cách làm kỹ thuật làm tiêu bản như thế nào?

Cách thực hiện các bạn kỹ thuật viên xét nghiệm làm như sau:

  • Kỹ thuật viên xét nghiệm chuẩn bị lam kính sạch, không xước, vỡ, nhúng vào dung dịch ethanol 95%.
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm sử dụng kẹp gắp lam kính, để ráo cồn, hơ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn.
  • Dán nhãn hoặc ghi thông tin mẫu bệnh phẩm.
  • Dùng bút viết kính khoanh tròn, đánh dấu vị trí phết bệnh phẩm ở mặt dưới lam kính.
  • Dàn tiêu bản theo hình xoáy trôn ốc từ trong ra ngoài hoặc hình zích zắc.
  • Đối với bệnh phẩm dịch não tủy, dịch rửa phế quản và một số dịch khác:

+ Ly tâm bệnh phẩm 3000 – 4000 rpm trong 10 phút, chắt bỏ nước nổi.

+ Dùng pipet Pasteur nhỏ 1 – 2 giọt bệnh phẩm lên lam kính, không dàn tiêu bản.

  • Với bệnh phẩm nước tiểu:
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm lắc đều ống nước tiểu, lấy 10 µl bệnh phẩm phết lên lam kính, không dàn tiêu bản.
  • Với bệnh phẩm từ tăm bông (que gòn):

+ Yêu cầu lấy 2 tăm bông (que gòn) riêng.

+ Tình huống chỉ có một tăm bông (que gòn) bệnh phẩm, rũ tăm bông (que gòn) trong nước muối sinh lý hoặc canh thang vô trùng, lăn tăm bông (que gòn) trên vùng đã đánh dấu trên lam kính.

  • Một số bệnh phẩm mủ đặc: Làm mỏng tiêu bản bằng một lam kính khác.

+ Đặt một lam kính thứ 2 sạch lên lam kính đã phết tiêu bản.

+ Kéo nhẹ nhàng lam kính thứ hai trên lam kính ban đầu.

+ Nếu tiêu bản chưa đủ mỏng, tiếp tục lặp lại với một lam kính sạch khác.


Quy trình kỹ thuật làm tiêu bản được thực hiện tại phòng xét nghiệm

  • Tình huống ít bệnh phẩm, bệnh phẩm khô: Hòa loãng trong nước muối sinh lý, dàn tiêu bản.
  • Bệnh phẩm mô, mảnh sinh thiết: các bạn có thể nghiền, cắt nhỏ bệnh phẩm, dàn tiêu bản.
  • Bệnh phẩm từ môi trường nuôi cấy lỏng, nhỏ 1 – 2 giọt lên lam kính, dàn tiêu bản.
  • Bệnh phẩm từ khuẩn lạc (khóm): Pha huyền dịch vi khuẩn, dàn tiêu bản.

Diễn giải kết quả và báo cáo:

Tùy từng loại đồ phiến cho một số phương pháp nhuộm khác nhau sẽ có yêu cầu riêng.

Lưu ý (cảnh báo)

Tiêu bản không quá dày, không quá mỏng.

Lưu trữ hồ sơ

  • Ghi chép rõ ràng kết quả và một số thông tin quy định vào phiếu trả lời kết quả và sổ kết quả xét nghiệm.
  • Lưu trữ một số biểu mẫu phiếu kiểm tra chất lượng theo đúng quy định.

Nguồn: QĐ1539/QĐ-Bộ Y Tế  – Y sĩ đa khoa tổng hợp và biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *