Tìm hiểu bệnh bướu giáp đa nhân và hướng điều trị bệnh

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết rất quan trọng trong cơ thể của mỗi người nhưng lại rất dễ nhiễm bệnh. Bệnh bướu giáp đa nhân thường là thiếu iod và rối loạn tự miễn

Bệnh bướu giáp đa nhân thường gặp nhiều ở phụ nữ

TÌM HIỂU NHÂN GIÁP LÀ GÌ?

Nhân giáp là tình trạng tăng sinh mô tế bào tạo thành nhân trong tuyến giáp. Nhân có thể là nhân đặc hoặc dạng nang rỗng. Tùy thuộc vào tế bào tạo thành nhân, mà chúng có thể lành tính hoặc ác tính, gây ra cường giáp hoặc suy giáp.

Bướu nhân giáp thường được phát hiện bằng thăm khám bởi bác sĩ hoặc siêu âm tuyến giáp. Đa số nhân giáp thường lành tính, chỉ khoảng 5% nhân giáp là ác tính. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tuổi càng cao nguy cơ mắc bướu nhân giáp càng cao, trung bình từ 18-40 tuổi là nhóm có tần suất mắc bệnh cao nhất. Nữ dễ mắc hơn nam, gấp khoảng 9 lần nam giới. Tuy nhiên, Tỉ lệ nhân giáp ác tính lại ở nam lại cao hơn nữ.

BƯỚU GIÁP ĐA NHÂN LÀ BỆNH GÌ?

Bướu giáp đa nhân có thể là bướu độc (tức là tạo ra quá nhiều hoóc môn tuyến giáp và gây ra cường giáp), hoặc không độc hại (tức là không tạo ra quá nhiều hoóc môn tuyến giáp).

BỆNH BƯỚU GIÁP ĐA NHÂN CÓ DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Theo Bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Hầu hết các bướu giáp đa nhân không gây ra các triệu chứng và thường được tình cờ phát hiện khi khám sức khoẻ định kỳ hoặc trong quá trình xét nghiệm để điều trị tình trạng khác.

Trong bướu giáp đa nhân gây nhiễm độc giáp, bệnh nhân thường đến khám bác sĩ vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp.

Nếu bướu cổ đủ lớn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng do chèn ép bao gồm khó thở (đặc biệt là khi nằm ngang), cảm giác nghẹn khi nuốt . Những triệu chứng này thường xảy ra nhất nếu bướu cổ phát triển thành ngực, gây tắc nghẽn khoang lồng ngực gây ra “hiện tượng nút chai giáp trạng” . Các triệu chứng của hiện tượng này gồm: sự tắc nghẽn dòng chảy tĩnh mạch,thở hụt hơi, , giãn mạch cổ, hoặc phù cổ, phù mặt.

Nếu bướu cổ đủ lớn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BƯỚU GIÁP ĐA NHÂN

Người ta hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng thiếu iod và một số yếu tố gen đã được chứng minh là các yếu tố nguy cơ gây ra bướu giáp đa nhân.

Các yếu tố có thể làm tăng hoặc kích hoạt sự phát triển của bướu giáp đa nhân đó là:

Những yếu tố liên quan trực tiếp

  • Sự không đồng nhất về chức năng của các tế bào nang bình thường, có thể là do di truyền
  • Giới tính (phụ nữ) là một yếu tố quan trọng. Theo thống kê, tỉ lệ nữ bị bướu giáp đa nhân gấp 9 lần nam giới.
  • Những bất thường về chức năng và cấu trúc ở những bướu đang trưởng thành.

Những yếu tố liên quan gián tiếp

Tăng TSH (do thiếu iốt, các chất tăng hoạt tuyến giáp tự nhiên, những sai sót bẩm sinh của tổng hợp hoocmon tuyến giáp)

  • Hút thuốc, căng thẳng, một số thuốc nhất định
  • Các yếu tố kích thích tuyến giáp khác (IGF-1 )
  • Yếu tố nội sinh (giới tính)

Bệnh bướu giáp đa nhân cần được thăm khám kịp thời và điều trị sớm nhất

ĐIỀU TRỊ BƯỚU GIÁP ĐA NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Chẩn đoán bệnh bướu giáp đa nhân

Siêu âm tuyến giáp

Sau khi khám và đánh giá lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa,bệnh nhân cần phải làm siêu âm tuyến giáp (USG). Đây là xét nghiệm tốt nhất để kiểm tra tuyến giáp. Nó cho phép bác sĩ đánh giá kích thước của tuyến giáp và các đặc điểm đặc biệt của (các) nhân bao gồm: kích thước, số lượng, nếu có vôi hóa , phản âm, đường viền, hình dạng, đặc hay dạng nang.

Xét nghiệm chọc hút tế bào (FNA)

Các tế bào được lấy ra khỏi nhân bằng kim hút và được quan sát dưới kính hiển vi bởi một bác sĩ Giải phẫu bệnh. Nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp (đặc biệt là tiền sử ung thư tuyến giáp gia đình hoặc tiếp xúc với xạ trị) , thì nên làm sinh thiết các nhân trên 0,5 cm. FNA có thể đưa ra một trong 4 kết quả:

  • Không chẩn đoán được.

Điều này có nghĩa là không đủ tế bào để xác định chẩn đoán. Thông thường, trường hợp này sẽ được chỉ đinh xét nghiệm lại FNA.

  • Lành tính:

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có sinh thiết lành tính được theo dõi bằng Siêu âm tuyến giáp và khám theo dõi 6 tháng sau đó. Một bệnh nhân có bướu giáp đa nhần lành tính vẫn có thể phẫu thuật nếunhân lớn, gây ra triệu chứng, hoặc gây mất thẩm mỹ.

  • Ác tính:

Thường là ung thư tuyến giáp nhú. Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư sẽ được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp có hoặc không có loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận.

  • Không xác định:

Thể loại này bao gồm các dạng khác nhau như: tổn thương nang, khối u nang, tổn thương tế bào Hurthle, tế bào ung thư hạch, và tế bào không điển hình hoặc các khối u không điển hình. Điều này có nghĩa là không chắc rằng các tế bào này có phải ung thư hay không, nhưng chắc chắn rằng chúng là tế bào bất thường. Có tới 15-20% kết quả FNA trả về ở dạng này.

Các phương pháp xét nghiệm khác:

  • Định lượng hormone tuyến giáp: TSH, FT3, FT4.
  • Định lượng kháng thể kháng tuyến giáp: Anti TPO.
  • Xạ hình tuyến giáp.
  • CT Scan.
  • MRI tuyến giáp.

Điều trị bệnh bướu giáp đa nhân

Việc quyết định phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân phụ thuộc nhiều vào kích cỡ, tốc độ phát triển, kết quả của FNA, nguy cơ ung thư, các triệu chứng chèn ép, và liệu bướu cổ có gây mất thẩm mỹ hay không.

Các phương pháp điều trị phổ biến là:

  • Phẫu thuật.
  • Điều trị bằng Iod phóng xạ: Giúp giảm thể tích nhân giáp nhanh chóng.
  • Hormon tuyến giáp:Thường được chỉ định cho bệnh nhân trẻ, nhân giáp nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *