Y học Lâm sàng Pasteur: Hội chứng thắt lưng hông

Kiến thức Nội khoa: Hội chứng thắt lưng hông cập nhật 2020 

Hội chứng thắt lưng hông là một trong các bệnh có liên quan tới dây thần kinh, cụ thể là các dây rễ thần kinh ở đoạn cùng tủy sống, nó còn dược gọi là bệnh rễ thần kinh thắt lưng cùng.  Vậy hội chứng thắt lưng hôngcó nguy hiểm không?

Hội chứng thắt lưng hông và những điều cần biếtHội chứng thắt lưng hông và những điều cần biết

Dấu hiệu khi mắc phải hội chứng thắt lưng hông

Giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Khi bị mắc phải hội chứng thần kinh này, người bệnh sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh như: Bệnh nhân bị đau và tê chân, cánh tay cũng như nhiều cơ khác. Trong đó phổ biến nhất ở bệnh nhan mắc phải hội chứng thắt lưng hông là triệu chứng của đau dây thần kinh tọa. Cơ đau chạy dọc từ mông xuống đùi rồi chạy tới chân, làm cho người bệnh không chỉ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội mà còn vận động khó khăn. Bệnh kéo dài có thể dẫn tới việc người bệnh bị mất cảm giác ở hông, tê và đau nhói những nơi mà dây thần kinh tọa đi tới, bệnh nhân còn có thể mất kiểm soát trong việc đại tiệt và tiểu tiện.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng thắt lưng hông

Y học lâm sàng – những cơn đau thắt lưng hông có thể đến từ việc đĩa đệm chịu áp lực gây ra thoát vị đĩa đệm, dịch đĩa đẹm thoát ra chèn vào các rễ thàn kinh dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, kích ứng và sưng. Hội chứng này cũng có thể gây ra bởi sự thoái hóa của đĩa đệm ở giữa các đốt sống. Khi những đĩa đệm này rách ra có thể chèn ép vào các rễ thần kinh.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng thắt lưng hôngNguyên nhân dẫn tới hội chứng thắt lưng hông

Ngoài ra, hội chứng thần kinh thắt lưng hông còn có thể gây ra bởi chấn thương, khối u cột sống, nhiễm trùng hay bệnh hẹp tủy sống.

Người ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc hội chứng thắt lưng hông sẽ càng tăng. Những người thường xuyên vận động mạnh, vận động quá sức, mang vác nặng, mắc các bệnh thắt lưng – cột sống… thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.

Phát hiện và điều trị hội chứng thắt lưng hông

Để phát hiện hội chứng thần kinh này Y sĩ đa khoa trung cấp có thể tiến hành các kiểm tra, thăm khám như: Kiểm tra và thăm khám khu vực thắt lưng, hông của bệnh nhân, kiểm tra phản xạ cơ tại các vùng đau và lân cận. Nếu bệnh nhân đau trong thời gian dài, các triệu chứng ngày càng có dấu hiệu trầm trọng hơn thì cần tiến hành chụp CT, MRI, X-quang, tủy đồ… để sớm phát hiện bệnh, đồng thời đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hầu hết các bệnh nhân mắc phải hội chứng thần kinh thắt lưng hông sẽ tiến hành chăm sóc tại nhà, không cần tiến hành điều trị cũng có thể biến mất sau một thời gian. Để giảm bớt các cơn đau nội khoa này, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau, miếng dán nhiệt, các bài tập giãn cơ và các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu hội chứng gây ra bởi các chấn thương thì việc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu, các bài tập phục hội chức năng sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao.

Phát hiện và điều trị hội chứng thắt lưng hông

Phát hiện và điều trị hội chứng thắt lưng hông

Nếu bệnh nhân không thể kiểm soát những cơn đau và trở thành mãn tính thì cần làm cho các cơ ở lưng và hông tăng độ dẻo dai, điều chỉnh tư thế cho phù hợp và thoải mái; đặc biệt không nên dùng một tư thế quá lâu. Người bệnh có thể sẽ cần tiến hành các bài tập thể dục một cách thường xuyên, luyện các tư thế ngồi hoặc đúng, thậm chí tạp các tư thế nâng vật nặng đúng cách. Cần kiểm soát các cơ bụng, cơ trục, cơ thắt lưng để có một tư thế đúng, hạn chế các tác động xấu tới dây thần kinh bị chèn ép.

Thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau và thuốc tiêm steroid, thuốc làm giãn cơ… có thể dùng cho bệnh nhân mắc phải hội chứng này. Nếu các phương pháp điều trị đưa ra mà không đem lại hiệu quả thì người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Y sĩ đa khoa Trường Trung cấp Y khoa Pasteur chia sẻ từ Y học lâm sàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *