Y sĩ đa khoa 2020: Chẩn đoán và điều trị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng bao gồm viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc. Đây là những tổn thương da trên bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Vậy chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm da như thế nào?

Chẩn đoán và điều trị viêm da dị ứng

Y sĩ đa khoa hướng dẫn chẩn đoán viêm da dị ứng

Viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc đều có tiến triển lâm sàng qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn hồng ban phù nề, ngứa rải rác
  • Giai đoạn bọng nước
  • Giai đoạn rỉ nước và bội nhiễm gây ra tổn thương chốc lở
  • Giai đoạn đóng vảy, tiến triển lâu dài và hình thành mảng liken hóa

Viêm da atopi

Chẩn đoán

Y sĩ đa khoa trung cấp cho biết, hiện nay trên y học lâm sàng đang có rất nhiều tiêu chuẩn đoán như:

Theo tiêu chuẩn của Williams (2000)

Tiêu chuẩn chính: ngứa.

Tiêu chuẩn phụ: kèm thêm 3 triệu chứng trong các triệu chứng sau:

  • Tiền sử có bệnh lí da ở các nếp lằn da.
  • Tiền sử có bệnh hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng.
  • Khô da trong thời gian trước đó.
  • Có sang thương chàm hóa ở các nếp gấp.
  • Bệnh bắt đầu trước 2 tuổi.

Tiêu chuẩn này đơn giản và dễ áp dụng.

Nguyên nhân:

  • Kích thích bởi dị nguyên qua da.
  • Phản ứng do tiếp xúc với dị nguyên hô hấp, ăn, uống.
  • Do yếu tố vật lý: cọ sát, ánh sáng…

Viêm da dị ứng tiếp xúc.

  • Là bệnh lý theo cơ chế dị ứng muộn gây ra phản ứng viêm tại chỗ tiếp xúc với dị nguyên. Tiến triển qua 4 giai đoạn (đã nêu ở trên).
  • Nguyên nhân: thường do tiếp xúc với các đồ vật, sản phẩm mạ niken, hóa chất.

Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Một số phương pháp chẩn đoán đặc hiệu

  • Test lẩy da (Prick test).
  • Phản ứng thoát hạt tế bào mast hoặc tiêu bạch cầu đặc hiệu: nhằm phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên đặc hiệu thông qua mức độ vỡ của các tế bào trên.
  • Test áp da đơn giản, dễ làm, an toàn và chính xác.
  • Định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu với dị nguyên.

Phác đồ điều trị viêm da dị ứng

Nguyên tắc điều trị viêm da dị ứng

  • Phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.
  • Điều trị đúng theo từng giai đoạn.
  • Chế độ ăn hợp lý.

Chống viêm tại chỗ

Corticoid tại chỗ (trừ các tổn thương có bội nhiễm và tổn thương ở mặt):

  • Kem Dermovat 0.05% typ 15g bôi ngày 2 lần dành cho các tổn thương phẳng và khô.
  • Kem Locatop 0,1% typ 30 g bôi ngày 2 lần dành cho các tổn thương rỉ dịch.
  • Eumuvat (clobetasone) 0,05 typ 5 gam bôi 2 lần/ngày trong 4 tuần dành cho trẻ em.

Chống bội nhiễm tại chỗ

  • Vệ sinh da bằng các dung dịch sát trùng tại chỗ: Cyteal 5ml pha với 5l nước sạch để tắm cho vùng tổn thương. Nước khoáng nóng.
  • Mỡ Triderm bôi 2 lần/ ngày x 4 tuần kể cả bội nhiễm nấm.
  • Các loại mỡ kháng sinh; Bacxitracin, bactroban, íucidin… bôi tại chỗ ngày 2 lần đến khi lành da.

Điều trị khô da.

Là giai đoạn cần thiết vì khô da làm tăng tình trạng ngứa. nứt nẻ làm tăng bội nhiễm. Điều trị khô da bằng các sản phâm giữ ẩm da: Bridge heel bam, ellgy H2O, syphioge, hồ nước, hồ Brocq. điều trị đều đặn hàng ngày trong đợt cấp cũng như khi ổn định sẽ phục hồi và cải thiện cấu trúc da.

Điều trị toàn thân.

  • Kháng histamine:

+ Chlopheniramin 4mg x 1v x 2 lần x 7- 14 ngày.

+ Telíast (íexoíenadine) 180mg x 1v/ ngày uống vào buổi sáng thường phối hợp với Atarax 25 mg 1v uống vào buổi tối hoặc Telíast 60 mg x 1v x 2/ ngày (cũng có tác dụng như uống liếu 180mg)

+ Loratadin 10mg uống 1- 2 v/ ngày

Y sĩ đa khoa hướng dẫn điều trị viêm da dị ứng

Điều trị khác:

  • Trong trường hợp kháng trị hoặc tổn thương liken hóa, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Chiếu tia như UVA, UVB hoặc LASER he – ne.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch: corticoid, Tacrolimus, Azathioprin.

Nguồn tài liệu Y khoa: Bệnh học da liễu và Dị ứng – miễn dịch lâm sàng 2009

Được Y sĩ đa khoa 2020-2021 chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *