Y sĩ đa khoa giải đáp: Phòng tránh đột quỵ như thế nào?

Làm sao để phòng tránh đột quỵ?

Đột quỵ là tình trạng cấp cứu gây ra các biến chứng và tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Chúng ta có thể làm gì để chủ động ngăn ngừa tình trạng đột quỵ?

Các phương pháp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Nhận biết các dấu hiệu và nguy cơ mắc đột quỵ

Đầu tiên bạn nên chủ động tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của bản thân mình bằng việc kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường của cơ thể cực kỳ quan trọng và hữu ích. Bên cạnh đó một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ như hút thuốc, đái tháo đường hoặc tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch.

Theo chuyên gia y tế tại Cao đẳng Y tế – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hiện nay bệnh đột quỵ đang trẻ hóa đối tượng mắc, vì vậy khi hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của bản thân có thể giúp bạn và bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị và phương pháp phòng ngừa tốt nhất.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Chế độ ăn giàu các thực phẩm có chứa chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, bơ…có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Bạn hãy lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân mình và hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm sau:

Nhận biết các dấu hiệu và nguy cơ mắc đột quỵNhận biết các dấu hiệu và nguy cơ mắc đột quỵ

  • Thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có ga: Việc thường xuyên uống đồ có ga hay ăn nhiều thực phẩm hoặc chế phẩm từ đường có thể làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa làm tăng cao nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
  • Protein từ động vật: Bạn nên hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ nướng, thịt đỏ giàu chất béo và mỡ bão hòa. Bạn nên ăn thịt trắng như thịt gia cầm, thịt cá vì loại thịt này tốt cho hệ thống tim mạch.
  • Muối: Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch đặc biệt là cao huyết áp. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch có liên quan khác và tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
  • Tăng cường ăn các loại rau, trái cây, ngũ cốc và các loại đậu: Đây là nguồn cung cấp protein và carbohydrate tự nhiên có lợi cho sức khỏe của bạn. Sử dụng các loại thực phẩm này thường xuyên giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu đặc biệt là đột quỵ.

Tập thể thao và rèn luyện cơ thể thường xuyên

Tập thể dục đều đặn hàng ngày là phương pháp tốt nhất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Người trưởng thành nên thực hiện các bài tập cường độ nhẹ hoặc trung bình phù hợp với thể chất và sức khỏe của mỗi người như aerobic, yoga, bơi lội, đi bộ hoặc đạp xe…

Kiểm soát cân nặng bản thân

Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên thực hiện kế hoạch kiểm soát cân nặng của mình trong mức độ cho phép. Chỉ số khối cơ thể BMI giúp chẩn đoán liệu bạn có bị thừa cân hoặc béo phì hay không. Thừa cân và béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Nếu bạn có nguy cơ hoặc đang bị thừa cân, béo phì hãy thay đổi và thực hiện chế độ ăn giảm calories, tránh các thực phẩm giàu cholesterol nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc và tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên.

Bỏ thuốc lá

Theo thống kê trên Y học lâm sàng thì thói quen hút thuốc lá có thể làm tăng tốc độ hình thành huyết khối do tăng số lượng các mảng bám tích tụ trong động mạch từ đó có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Hãy hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn việc hút thuốc để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi nguy cơ đột quỵ.

Tích cực điều trị các bệnh lý tăng nguy cơ đột quỵ

Một số bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường hoặc các bệnh tim mạch có thể là nguyên nhân gây nên đột quỵ. Vì vậy, nếu mắc các bệnh lý này bạn nên tuân thủ chế độ điều trị tích cực nhằm kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ.

Tích cực điều trị các bệnh lý tăng nguy cơ đột quỵTích cực điều trị các bệnh lý tăng nguy cơ đột quỵ

Sử dụng thuốc ngăn ngừa đột quỵ

Y sĩ đa khoa tại trường Trung cấp Y khoa Pasteur cho biết: Với một số bệnh lý, y sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc nhằm kiểm soát huyết áp, đường huyết và lượng cholesterol trong cơ thể. Bạn phải dùng các thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Nhiều người tự ý sử dụng aspirin như một biện pháp để phòng ngừa đột quỵ. Tuy nhiên nếu không mắc các bệnh về tim hoặc đột quỵ  việc uống một viên aspirin mỗi ngày không giúp ích gì mà còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như tăng nguy cơ chảy máu não.

Nguồn: Y sĩ 2021 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *