Chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu chính xác và hiệu quả
Sỏi đường tiết niệu là tình trạng sỏi xuất hiện tại thận, niệu quản hay bàng quang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cũng như chức năng của thận.
- Những dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nhận biết ung thư thực quản
- Viêm tụy cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Chẩn đoán và điều trị chấn thương thận kín
Chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu chính xác và hiệu quả
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sỏi đường tiết niệu chính là hiện tượng sỏi xuất hiện ở niệu quản hay bàng quang. Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là do sự kết tủa của các loại muối và khoáng chất có trong nước tiểu. Sỏi tiết niệu rất thường tái phát. Số bệnh nhân tái phát trong vòng 7 năm sau điều trị chiếm tỷ lệ đến 70%.
Nguyên nhân gây nên sỏi đường tiết niệu
Hiện nay các Bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên sỏi đường tiết niệu nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân mắc sỏi đường tiết niệu.
- Sỏi thường xuất hiện trong những trường hợp có dấu hiệu mất nước nhẹ, có lẽ do độ đậm đặc của nước tiểu gia tăng. Vì thế, bệnh thường gặp nhiều nhất vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức.
- Sỏi cũng thường xuất hiện sau thời gian nằm liệt giường, ít vận động do bệnh tật…Sỏi calci oxalat và sỏi phosphat chiếm đến 70% trong các trường hợp sỏi thận và sỏi niệu quản. Oxalat là một sản phẩm chuyển hóa của cơ thể, vẫn hiện diện bình thường trong nước tiểu, khi kết hợp với calci thì tạo thành một loại muối kém hòa tan. Khi có nhiều oxalat trong thức ăn, nước uống, nồng độ oxalat trong nước tiểu sẽ tăng cao và sinh ra sỏi. Sỏi calci oxalat cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của rối loạn chuyển hóa do cường năng tuyến giáp.
- Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, ít protein và phosphat thường gây ra sỏi bàng quang. Do đó mà sỏi bàng quang thường có tỷ lệ cao ở các nước nghèo hoặc đang phát triển.
- Nghẽn đường tiểu hay nhiễm trùng lâu ngày cũng gây ra sỏi bàng quang, và đây là nguyên nhân chủ yếu cho các trường hợp sỏi bàng quang ở các nước phát triển. Thành phần sỏi bàng quang có thể thay đổi tùy theo độ kiềm hay acid của nước tiểu.
Có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị sỏi tiết niệu
Điều trị sỏi đường tiết niệu
Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, việc điều trị tức thời cơn đau quặn thận bằng thuốc giảm đau, an thần và cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường Nếu không đau nhiều, có thể dùng các thuốc kháng viêm không steroid dạng viên uống hoặc viên uống pethidin. Nếu cần hỗ trợ bằng thuốc để giải quyết các triệu chứng, có thể cho dùng diclofenac 75mg tiêm bắp (hoặc 100mg qua hậu môn) hay pethidin 100mg tiêm bắp, nếu cần kết hợp với prochlorperazin 12,5mg tiêm bắp để giảm nôn.
Hướng dẫn bệnh nhân uống thật nhiều nước để gia tăng khả năng đưa sỏi ra khỏi niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Đa số các trường hợp sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm được thải ra ngoài mà không cần can thiệp gì.
Các trường hợp sỏi quá lớn hoặc kèm theo nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể cần chuyển chuyên khoa để xem xét việc lấy sỏi ra bằng phẫu thuật, tránh tổn thương cho thận. Tuy nhiên, với kỹ thuật tiên tiến, đa số sỏi có thể được nghiền nát và lấy ra bằng ống soi bàng quang hoặc bằng máy siêu âm tán sỏi. Do đó, phẫu thuật lấy sỏi thường chỉ áp dụng với những trường hợp sỏi quá lớn. Sỏi tiết niệu có tỷ lệ tái phát cao. Sau điều trị nhất thiết phải hướng dẫn bệnh nhân những biện pháp cần áp dụng thường xuyên để giảm nguy cơ tái phát.
Thanh Mai – ysidakhoa.net tổng hợp