Hội chứng Tourette
Những cơn co giật không kiểm soát gây ra bởi sự bất thường của hệ thần kinh ở trẻ em, kèm theo các bất thường hành vi, các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần…
- Phương pháp xử trí khi bị hội chứng ống cổ tay
- Hội chứng khó đọc: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- Dư chứng do rượu gây ra: Nguyên nhân, dấu hiệu và xử trí
Hội chứng Tourette là gì?
Theo thống kê được tin y dược tổng hợp cho thấy đây là dấu hiệu của hội chứng Tourette trên những trẻ mắc phải có biểu hiện tương đồng. Hội chứng này gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thần kinh của trẻ.
Nguyên nhân hình thành Tourette ở trẻ em
Thông thường, do đột biến gen xảy ra trong quá trình hình thành hợp tử, đột biến này có thể có sẵn trong nguyên liệu di truyền nhận của bố hoặc mẹ, hoặc cũng có thể là đột biến ngẫu nhiên gây ra Tourette. Đây là một trong những hội chứng di truyền phức tạp, nguyên nhân cụ thể hiện tại vẫn chưa được xác định, nhưng hầu hết các trường hợp mắc phải đều có dấu hiệu do các yếu tố di truyền kết hợp môi trường gây ra.
Ngoài ra, theo chia sẻ từ chuyên gia y tế Hoàng Thanh (giảng viên Cao đẳng Dược TpHCM – Trường CĐ Y Dược Pasteur cs HCM) cho biết, trẻ có thể mắc phải Tourette do những bất thường xảy ra ở não bộ. Dopamine và serotonin là các chất tham gia vào dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, tuy nhiên chúng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng Tourette này.
Dấu hiệu của những đứa trẻ mắc phải hội chứng Tourette
Hội chứng này khi bắt đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, thường sẽ xuất hiện theo từng cơn nặng nhẹ khác nhau, các triệu chứng này cũng. Những dấu hiệu điển hình do Tourette gay ra cho trẻ như: Bệnh nhân có những hành vi kì lạ như nhún vai, càu nhàu, khạc nhổ, liếm môi, nhại lại lời của người khác, thường nháy mắt liên tục, kêu ăng ẳng, sủa, lắc đầu, lặp lại hành động của người khác nhiều lần…
Biểu hiện của Tourette thường bộc lộ rõ nhất khi trẻ khoảng 5 đến 15 tuổi, sau đó có thể biến mất khi chúng lớn dần và có khả năng kiểm soát bản thân.
“Nếu các triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như: hành vi có dấu hiệu thay đổi, các cơ co cứng, sốt cao kéo dài… thì cần cho trẻ gặp bác sĩ ngay để tránh các hậu quả nghiêm trọng.” – Lời khuyên từ chuyên gia y tế Hoàng Thanh (giảng viên Cao đẳng Dược TpHCM – Trường CĐ Y Dược Pasteur cs HCM) cho biết
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhi Tourette
* Tourette còn được gọi là Gilles de la Tourette, nó được phát hiện dựa trên các triệu chứng lâm sàng và thông qua các kiểm tra, kỹ thuật như: quan sát các cơn co giật ở trẻ, và các vấn đề hành vi bất thường; đo sóng não và chụp điện não đồ; cũng có thể chụp MRI vùng đầu hoặc chụp Xquang cho trẻ.
Hội chứng Tourette và những phương pháp điều trị
Tiến hành kiểm tra tâm thần và tâm lý cho, kiểm tra các rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, kiểm tra nhận thức cho trẻ.
* Khi trẻ được xác định mắc phải hội chứng thần kinh Tourette thì cần tiến hành điều trị sớm cho trẻ. Các phương pháp đưa ra sẽ giúp kiểm soát hành vi, giảm bớt các triệu chứng do Tourette gây ra cho trẻ. Những phương pháp điều trị thường dùng cho trẻ Tourette gồm:
- Cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ, không lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn cho trẻ. Theo dõi tình trạng bệnh và báo cáo thường xuyên cho bác sĩ, nếu có những thay đổi hành vi hoặc bất thường nào khác thì cần cho trẻ tới gặp bác sĩ ngay.
- Tư vấn tâm lý để giúp trẻ kiểm soát hành vi hàng ngày, cải thiện chất lượng sinh hoạt bản thân; đồng thời người thân cũng cần có những buổi trò chuyện tâm lý để có phương pháp chăm sóc tốt nhất cho trẻ khi mắc phải Tourette.
- Kiểm soát các cơn co giật của trẻ nhờ các loại thuốc an thần. Loại thuốc an thần thường dùng cho những trẻ có triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng, những trường hợp nhẹ có thể không cần dùng thuốc.
Nguồn: ysidakhoa.net – Trường CĐ Y Dược Pasteur cs HCM