Nhiễm độc thai nghén một loại bệnh lý riêng biệt của phụ nữ khi mang thai, thường gặp ở quý I và quý III của thai kỳ với những biểu hiện khác nhau.
- Triệu chứng thường gặp khi mắc sốt siêu vi là gì?
- Điều trị bệnh viêm cân gan chân bằng những phương pháp nào?
Nhiễm độc thai nghén là bệnh gì?
Nhiễm độc thai nghén là xảy ra do sự rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não. Hệ quả là dẫn đến sự thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và nhau thai, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết nhiễm độc thai nghén thường xảy ra trước trong hầu hết các trường hợp sản giật, là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ với tỷ lệ tử vong cao. Trẻ em được sinh ra từ mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển và dễ bị ngạt sau sinh.
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén rầm rộ trong 3 tháng đầu thai kỳ là nghén nặng, thai phụ bị nôn nghén quá độ, ăn uống kém. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, biểu hiện nhiễm độc thai nghén là sưng phù, tăng huyết áp, xuất hiện protein trong nước tiểu,… Nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén cho đến nay vẫn chưa xác định nên việc điều trị nhiễm độc thai nghén còn gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm độc thai nghén
Nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén cho đến nay vẫn chưa được xác định, các giả thiết liên quan đến nhiễm độc thai nghén cho thấy những phụ nữ có các đặc điểm sau có thể gặp phải tình trạng này:
- Lần đầu mang thai
- Bánh nhau lớn với lượng tế bào lông nhau nhiều như sinh đôi hay thai trứng
- Tình trạng viêm nhiễm do bệnh lý của tế bào nội mô mạch máu như đái tháo đường, béo phì, tim mạch, thận, các bệnh tự miễn.
Y sĩ đa khoa cho biết nhiễm độc thai nghén mặc dù không rõ nguyên nhân nhưng đặc trưng của bệnh rất rõ ràng với sự phá hủy tế bào nội mô mạch máu toàn thân, gây co thắt mạch máu, rò rỉ huyết tương, thiếu máu và huyết khối.
Triệu chứng thường gặp của bệnh nhiễm độc thai nghén là gì?
Quý I:
Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc thai nghén điển hình trong giai đoạn này là ốm nghén. Trong lúc mang thai, nhiều phụ nữ thường có triệu chứng ốm nghén: buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với mùi thức ăn. Ốm nghén trong nhiễm độc thai nghén khiến thai phụ càng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa nhiều hơn so với những thai phụ không bị nhiễm độc. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mệt mỏi, tăng cân không hiệu quả và thậm chí sụt cân, ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ốm nghén thông thường xuất hiện và kết thúc trong quý đầu rồi giảm dần đến mất hẳn khi thai lớn hơn. Trường hợp nhiễm độc thai nghén nặng, thai phụ phải đối mặt với triệu chứng ốm nghén sớm hơn với mức nghiêm trọng. Thai phụ gầy và sút cân, cảnh báo cho một thai kỳ nguy cơ cao.
Quý III:
Triệu chứng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ trở nên đa dạng hơn, bao gồm:
- Phù: xuất hiện ở hai chi dưới, mềm, ấn vào thấy lõm. Trường hợp nặng, thai phụ bị phù ở mặt và cả hai tay. Điều này có thể phân biệt với triệu chứng phù hai chi dưới do tử cung chèn ép, ngăn cản máu trở về tim bằng cách cho thai phụ nằm nghiêng trái và kê cao chân. Nếu triệu chứng không giảm, thai phụ cần được thăm khám ngay vì phù có thể do nhiễm độc thai nghén gây nên. Hiện tượng phù do nhiễm độc không chỉ xuất hiện ở dưới da mà còn ở trong các cơ quan bên trong, nước thoát ra trong các khoảng kẽ, gây nên các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, đau bụng,…
- Tăng cân nhanh: được gọi là tăng cân nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ, theo bác sĩ chuyên khoa thì mỗi tuần thai phụ tăng nhiều hơn 0,5 kilogram do nước bị giữ lại trong cơ thể. Nếu protein niệu > 0,3g/l thì thai phụ được chẩn đoán nhiễm độc thai nghén và cần được theo dõi cẩn thận. Lượng protein niệu càng nhiều thì nguy cơ nhiễm độc thai nghén càng nặng.
- Tăng huyết áp: so với huyết áp trước khi mang thai, huyết áp của thai phụ đo được trên 140/90 mmhg hoặc khi huyết áp tối đa tăng thêm ít nhất 30mmhg và/hoặc huyết áp tối thiểu tăng thêm ít nhất 15mmhg thì thai phụ được xác định bị tăng huyết áp. Cùng với phù và xuất hiện protein niệu, tăng huyết áp là một trong những dấu hiệu thường gặp khi nhiễm độc thai nghén.
- Tiểu ít: lượng nước tiểu giảm đi so với trước đây. Khi tình trạng phù càng nhiều, thai phụ đi tiểu càng ít.
Nhiễm độc thai nghén nếu không được can thiệp và điều trị triệt để sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.
Điều trị bệnh nhiễm độc thai nghén?
Nguyên tắc điều trị nhiễm độc thai nghén là bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các biện pháp điều trị nhiễm độc thai nghén hiệu quả hiện nay bao gồm:
- Điều trị không thuốc: thai phụ cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, hạn chế muối, hạn chế stress kéo dài, không làm việc nặng nhọc.
- Điều trị thuốc: Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hai nhóm thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp thường chỉ định để kiểm soát hai triệu chứng phù và tăng huyết áp. Nhóm thuốc an thần và chống co giật như magie sulfate được dùng để dự phòng và điều trị khi xuất hiện chứng tiền sản giật.
Ngoài ra, khi nhiễm độc thai nghén xuất hiện biến chứng tiền sản giật hoặc sản giật, việc chấm dứt thai kỳ là biện pháp điều trị triệt để.