Sữa đậu nành tuy là một loại sữa hạt được sử dụng phổ biến hiện nay nhưng nếu không dùng đúng cách sẽ gây ảnh hưởng và nhiều tác hại không tốt cho sức khoẻ.
- Những tác dụng phụ khi ăn rau muống quá nhiều
- Đau ruột thừa và một số dấu hiệu nhận biết bệnh sớm!
- Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh tăng huyết áp
Sữa đậu nành – loại sữa hạt được nhiều người sử dụng hiện nay
Sau đây là một số lợi ích của sữa đậu nành và một số điều cần kiêng kị cần phải “né tránh” khi uống sữa đậu nành để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo những chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!
Lợi ích của sữa đậu nành
Theo GV Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Sữa đậu nành là một trong những loại sữa hạt được nhiều người sử dụng hiện nay, không chỉ có giá thành rẻ, dễ uống mà sữa đậu nành còn có hàm lượng protein cao gấp 3 lần các loại thiẹt, giàu sắt, canxi, axit béo không bão hoà, các nguyên tố vi lượng,… giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt.
Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn có hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng natri thấp, mangan và thiamin cao. Hàm lượng natri thấp rất có lợi cho người bị cao huyết áp; magan giúp cho nhiều enzyme của cơ thể hoạt động đúng; Thiamin giúp cho cơ bắp, hệ thần kinh hoạt động đúng và cung cấp các năng lượng cần thiết cho các tế bào trong cơ thể; Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh về đường tiêu hoá và táo bón rất hiệu quả.
Tuy nhiên, có lợi là thế nhưng nếu không biết dùng đúng cách, sữa đậu nành cũng có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Một số kiêng kị cần phải nhớ để tránh khi uống sữa đậu nành
Sau đây là một số điều kiêng kị cần lưu ý và nhớ để “né tránh” không phải phạm phải khi uống sữa đậu nành trong Y học lâm sàng gồm:
Không được uống sữa đậu nành khi chưa được đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, nếu uống sữa đậu nành sống hoặc chưa được đun sôi kỹ sẽ gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn, đi ngoài, đau bụng,… thậm chí là ngộ độc. Do đó, cần phải đun sôi kỹ sữa đậu nành trước khi uống, đồng thời trong quá trình đun cần phải mở nắp để các chất độ bốc hơi cùng nước bay ra ngoài.
Không sử dụng sữa đậu nành và trứng gà cùng nhau
Lòng trắng trứng gà khi gặp men trypsin có trong sữa đậu nành sẽ tạo ra hợp chất kết tủa, khiến cho cơ thể khó hấp thu và làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của sữa đậu nành và trứng gà. Do đó, tuyệt đối không được uống sữa đậu nành và trứng gà cùng nhau nhé!
Một số kiêng kị cần phải nhớ để tránh khi uống sữa đậu nành
Không pha sữa đậu nành với đường đỏ
Tuyệt đối không pha sữa đậu nành với đường đỏ, bởi trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ (axit lactic, axit axetic,…) khi gặp các hợp chất protein, canxi có trong sữa đậu nành sẽ tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng đến sự hấp thu của hệ tiêu hoá.
Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc
Không nên dùng thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine cùng 1 lúc với sữa đậu nành bởi thuốc kháng sinh có thể phân huỷ chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Có thể dùng sữa đậu nành và thuốc cách nhau khoảng 1 giờ để tránh xảy ra một số phản ứng hoá học.
Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Nhiệt độ bên trong bình giữ nhiệt không thích hợp với điều kiện nhiệt độ của sữa đậu nành, có thể giúp cho các vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển khiến cho sữa đậu nành bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Trước khi uống sữa đậu nành, chúng ta có thể ăn một một số thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt,… để protein có thể phản ứng với dịch dạ dày và giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu hoàn toàn. Nếu uống sữa đậu nành khi đói, protein sẽ thay đôi thành nhiệt, tiêu thụ trong cơ thể khiến sữa không thể phát huy được các tác dụng.
Không dùng sữa đậu nành quá nhiều trong ngày
Không nên uống quá 500 ml/lần và không nên uống nhiều lần trong một ngày, nếu không có thể dẫn đến đau bụng, đi ngoài gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá do các chất dinh dưỡng không được hấp thu được hết.
Một số bệnh không nên dùng sữa đậu nành
Theo các Y sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đậu nành có tính hàn, nên những người có thể chất kém, mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gout nên tránh uống sữa đậu nành vì uống vào sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài… Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc!
Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp