Nhịp tim chậm khi tần số tim đập chậm dưới 60 nhịp mỗi phút và có thể do một số bệnh lý nền gây ra, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
- 6 cách mà ngủ có thể giúp bạn thành công hơn
- Cắn móng tay và tác hại tiềm ẩn trong thói quen này
- Tác dụng Giảo cổ lam với sức khỏe con người
Nhịp tim chậm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bài viết sau đây được Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu, cập nhật các thông tin liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách điều trị nhịp tim chậm, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nhịp tim chậm là gì?
Đối với người trưởng thành, nút xoang phát xung nhịp từ 60 – 100 lần/phút và nhịp tim bình thường cũng dao động trong khoảng này. Nếu nhịp tim đập chậm dưới 60 lần/phút thì được gọi là nhịp tim chậm.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻn em: Nhịp tim sẽ thay đổi theo độ tuổi. Độ tuổi càng nhỏ thì nhịp tim đập càng nhanh. Bình thường, nhịp tim của trẻ sơ sinh sẽ từ 120 – 160 lần/phút, nếu tần số tim dưới 100 lần/phút thì được gọi là nhịp tim chậm ở trẻ sơ sinh.
Đối tượng thường xuất hiện nhịp tim chậm thường là: Người cao tuổi, có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện rượu, hút thuốc lá,… Hoặc những người có sử dụng một số thuốc dài ngày mà không kiểm tra, như: digoxin, chẹn beta giao cảm, các thuốc chống loạn nhịp tim…
Triệu chứng của nhịp tim chậm
Theo GV Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Thực tế nhịp tim chậm có thể không có bất kỳ các triệu chứng biểu hiện nào. Tuy nhiên, khi tim đập chậm cơ thể bạn sẽ cảm thấy:
- Chóng mặt, choáng voáng, quay cuồng, kiệt sức hoặc đột ngột ngất xỉu.
- Khó thở, nhất là khi tập luyện hoặc gắng sức.
- Rất mệt mỏi.
- Đau ngực hoặc có cảm giác đánh trống ngực.
- Khó giữ được thăng bằng, tập trung hoặc hay nhầm lẫn.
Nhồi máu cơ tim cũng là một trong những nguyên nhân gây nhịp tim chậm
Nguyên nhân của bệnh nhịp tim chậm
Có thể có rất nhiều yếu tố và nguyên nhân dẫn đến nhịp tim chậm, như:
- Sự dẫn truyền bất thường của xung điện trong tim, rối loạn nhịp tim.
- Tổn thương thực thể của tim do nhồi máu cơ tim.
- Tăng huyết áp, các bệnh lý tim bẩm sinh, biến chứng của phẫu thuật tim.
- Nhiễm khuẩn cơ tim, thiểu năng tuyến giáp, cường phế vị.
- Sử dụng một số thuốc như: Digoxin, chẹn beta giao cảm,..
- Ngộ độc một số loại thảo dược, cây cỏ,…
- Rối loạn chuyển hoá: Tăng hạ kali máu, toan máu, giảm thân nhiệt, suy giáp, giảm oxy máu,…
Các biến chứng và cách điều trị nhịp tim chậm
Theo Y học Lâm Sàng ghi nhận: Nhịp tim chậm đa số không gây ra bất kỳ biến chứng nào, các biến chứng sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây nên tim đập chậm. Nếu ở mức độ nghiêm trọng, nếu không đượ phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề như: ngất xỉu, co giật, thậm chí là tử vong.
Để điều trị nhịp tim chậm: Nếu nhịp tim chậm không gây ra bất kỳ các triệu chứng nào thì không nhất thiết phải điều trị, trừ khi bệnh do các bệnh lý nền gây ra thì cần phải được điều trị. Có thể sẽ phải đặt máy tạo nhịp nhân tạo, hoặc sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị.
Lưu ý: Khi cơ thể bạn cảm thấy có nhiều sự bất thường như đau ngực nặng, khó thở nghiêm trọng, cơ thể như muốn đổ sụp,… thì cần phải luôn tìm kiếm sự trợ giúp của mọi người xung quanh hoặc liên hệ với bác sĩ, cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và chữa trị kịp thời.
Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp