Máu khó đông là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Điều trị bệnh máu khó đông càng sớm càng tránh những biến chứng nguy hiểm về sau không đáng có.
- Những dấu hiệu bất thường phổ biến ở hệ tiêu hóa
- Chia sẻ những triệu chứng và nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận
Bệnh máu khó đông là gì?
Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khi cơ thể thiếu hụt các yếu tố đông máu, nhất là yếu tố VIII và IX thì cơ thể sẽ bị mắc bệnh máu khó đông. Chỉ có nhiễm sắc thể X mới có gen sản xuất hai yếu tố đông máu này.
Theo các nhà khoa học, bệnh máu khó đông là bệnh di truyền theo thể lặn, có liên quan đến nhiễm sắc thể X. Bé trai mang nhiễm sắc thể XY, nếu nhận X bệnh từ người mẹ thì sẽ có biểu hiện của bệnh. Bé gái mang nhiễm sắc thể XX, biểu hiện bệnh khi mang cả hai X bệnh tức là nhận X bệnh từ cả bố và mẹ, Tuy nhiên xác suất này rất thấp vì thế tỷ lệ bé gái mắc bệnh máu khó đông di truyền từ bố mẹ sẽ thấp hơn tỷ lệ bé trai bị mắc bệnh.
Bên cạnh yếu tố di truyền, nguyên nhân gây ra bệnh máu khó đông có thể là do đột biến gen và những gen này có thể có khả năng gây bệnh cho thế hệ sau.
Bệnh máu khó đông có biểu hiện gì?
Bệnh máu khó đông thường có những dấu hiệu điển hình sau đây:
- Khi người bệnh bị ngã hay va chạm, xây xát hoặc chấn thương, tình trạng xuất huyết thường xảy ra. Có hiện tượng máu chảy không cầm ở vị trí chấn thương, vết bầm tím hoặc tụ máu trong cơ.
- Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
- Các khớp lớn chảy máu như khớp gối, khuỷu tay, cổ chân, chảy máu não.
- Chảy máu mà không rõ nguyên nhân.
- Trong phân và nước tiểu có máu.
- Các khớp xương sưng và đau.
Theo y sĩ đa khoa các dấu hiệu của bệnh máu khó đông khá đa dạng và còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh máu khó đông, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Điều trị bệnh máu khó đông như thế nào?
Do sự hiểu biết của bệnh nhân cũng như cộng đồng về bệnh máu khó đông còn nhiều hạn chế nên đa số người bệnh được phát hiện khi đã muộn. Một nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 60% người lớn và 20% trẻ em mắc bệnh máu khó đông bị tàn tật, điều này có nguyên nhân từ việc phát hiện và điều trị muộn.
Vậy bệnh đông máu có chữa khỏi không? Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào chữa được bệnh máu khó đông bởi đây là bệnh có tính di truyền, chúng ta chỉ có thể khắc phục và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Điều trị bệnh máu khó đông đòi hỏi phải mất một thời gian dài và phải phụ thuộc vào các yếu tố đông máu thay thế. Các yếu tố đông máu thay thế này có thể được lấy từ máu được hiến từ người khác hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự, không được sản xuất từ máu người. Người bị bệnh Hemophilia có thể tiêm hormone DDAVP (desmopressin) để kích thích cơ thể giải phóng các yếu tố đông máu.
Ngoài ra có một số lưu ý sau người bệnh cần ghi nhớ:
- Không nên châm cứu, tiêm bắp, massage,… Không ăn những thức ăn cứng, có xương.
- Nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự tư vấn của bác sĩ khi gia đình có người bị bệnh máu khó đông, tránh nguy cơ lây bệnh cho thế hệ sau.
- Thực đơn của những người bị máu khó đông nên bổ sung thêm khoai tây, rau cải, bí ngô…
- Bệnh nhân nên tránh các va chạm gây chảy máu, nếu tình trạng chảy máu xảy ra cần đến cơ sở y tế để xử lý vết thương ngay, không nên tự xử lý ở nhà.
- Khi sử dụng thuốc hỗ trợ cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, hiện nay có một số đề xuất về việc cấp thuốc để người bệnh có thể tự chữa tại nhà trong trường hợp khoảng cách từ nhà đến bệnh viện quá xa, mất nhiều thời gian đi lại; bởi một khi bệnh đã trở nặng thì cần có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt, thời gian di chuyển đến cơ sở y tế có thể làm tình trạng chảy máu càng trở nên trầm trọng hơn.
Máu khó đông là một căn bệnh gây bất tiện cho cuộc sống người bệnh và khó chữa. Vì vậy khi thấy cơ thể xuất hiện bất cứ biểu hiện nào của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán, thực hiện các xét nghiệm máu khó đông và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.