Anti-vacxin và hậu quả phải gánh chịu từ việc từ chối tiêm chủng

Anti-vacxin và hậu quả phải gánh chịu từ việc từ chối tiêm chủng

Sau khi xuất hiện 21 ca nhiễm Bạch hầu tại Việt Nam, người ta nghĩ lại về câu chuyên anti-vacxin đã từng gây chấn động dư luận ngành Y. Vậy anti-vacxin là gì?

Anti-vacxin là gì?

Trào lưu anti-vắc-xin từ đâu mà có?

Anti-vacxin có nguồn gốc từ các nước Âu Mỹ, phong trào anti-vắc-xin (chống tiêm vắc-xin).

Tin tức Y tế nhắc lại dữ kiện, Năm 2018, Việt Nam sau một vài sự việc trẻ bị phản ứng sau tiêm cũng như Bộ Y Tế thông báo thay đổi vắc-xin 5 trong 1 mới Combe Five, các hội nhóm anti-vắc-xin càng lan rộng và gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

Trên nhiều diễn đàn, các nhóm “anti-vắc-xin” đã chia sẻ nhiều lo ngại, rằng tiêm vắc-xin sẽ xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như tử vong, sốt, tiêu chảy, vắc-xin chứa thủy ngân…

Một số quan điểm thì cho rằng bú mẹ hoàn toàn là đã có vắc-xin và không cần tiêm nữa. Còn một số bà mẹ lại cho rằng chỉ cần sống lành mạnh, thuận tự nhiên là cơ thể mặc nhiên đã tự phòng và chữa được bệnh.

Nhiều cha mẹ nghe đến tiêm vacxin có thể gây ra biến chứng tử vong thì ngay lập tức sợ hãi không cho con tiêm. Có người lo sợ tiêm chủng không an toàn đã đợi tiêm dịch vụ và trong lúc đợi thì con mắc bệnh.

Hiện nay năm 2020, phần nào tâm lý từ chối tiêm chủng đã được tháo gỡ, Nhưng một số địa bàn vùng núi tiếp cận khó vẫn tồn tại tâm lý coi thường tiêm chủng. Cùng đó là các nhóm anti-vacxin trên mạng xã hội cũng đã được xóa bỏ bởi cơ quan chức năng.

Trào lưu anti-vắc-xin từ đâu mà có?

Sự nguy hiểm của anti-vacxin (từ chối tiêm chủng) và hậu quả của dịch bệnh truyền nhiễm

Từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số liệu đưa trên trang web Bloomberg cho thấy từ đầu năm 2018 đến nay, đã có hơn 2,3 triệu người mắc bệnh sởi trên toàn cầu. Theo trang Bloomberg, dịch sởi đang lây lan nhanh ở một số nước châu Á và châu Âu, một số nước ở châu Phi và Trung Đông. Ngay cả Mỹ, quốc gia có nền y tế tiên tiến cũng phải lo sợ trước đại dịch sởi.

Theo WHO thống kê số liệu trong năm qua, đã có khoảng 82.600 người tại 47 quốc gia châu Âu được thống kê (dân số gần 900 triệu người) đã mắc bệnh sởi. Đây được xem là mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Và trong số đó đã có 72 trường hợp đã tử vong. Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur nhận định: Hậu quả của việc từ chối tiêm chủng (anti-vacxin) hay sự vô tình quên lịch tiêm hay sự cố tình không tiêm chủng đã đầy những ca mắc bệnh không đáng có tăng lên theo thời gian.

Sự tắc trách của việc trẻ không tiêm đủ liều, không đúng lịch với 21 ca nhiễm bạch hầu

Không liên quan nhiều đến việc anti-vacxin nhưng vụ việc 21 ca nhiễm bạch hầu ở khu vực Tây Nguyên đánh lên hồi chuông về việc một số bộ phận chưa coi trọng việc tiêm chủng vắc-xin đúng lịch theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum và TP.HCM đã có 21 người mắc bệnh Bạch hầu, một trường hợp tử vong.

Bệnh bạch hầu bùng phát do sự chủ quan trong tiêm chủng

Trong đó, từ đầu tháng 6 đến nay, tỉnh Đắk Nông ghi nhận 12 trường hợp mắc bạch hầu tại huyện Krông Nô và Đắk Glong. Huyện Krông Nô ghi nhận 4 trường hợp mắc tại xã Đắk Sor (từ ngày 3-8/6); 16 ngày không có trường hợp mắc mới.

Huyện Đắk Glong trong các ngày 11-20/6 ghi nhận 8 trường hợp mắc tại thôn 6, xã Quảng Hòa (5) và cụm 12 xã Đắk R’măng (3), trong đó có một trường hợp tử vong tại xã Quảng Hòa. 4 ngày không có trường hợp mắc mới tại đây.

Các ổ dịch trên không có mối liên quan dịch tễ với nhau, những trường hợp mắc bệnh chủ yếu là người đồng bào dân tộc Mông, chủ yếu 7-15 tuổi (9 trường hợp, chiếm 75%), 3 trường hợp trên 40 tuổi (25%). Các trường hợp mắc bệnh đều không được tiêm vắc-xin phòng bạch hầu đủ mũi, đúng lịch.

Đến nay, cả nước đã có 35.624 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 3 tử vong tại Bình Định, Bình Phước và Tây Ninh. Bệnh hiện có ở 58/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung ở các tỉnh thành phía Nam, miền Trung, Tây nguyên. Năm 2019 số mắc và tử vong cùng thời điểm là 81.628/9. – Thống kê trích số liệu từ báo điện tử Zing và Cục Quản lý Khám chữa bệnh.

Nguồn: Y sĩ đa khoa tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *