Phác đồ điều trị bệnh bạch hầu

Phác đồ điều trị bệnh bạch hầu

Hiện nay bệnh bạch hầu đang quay trở lại ở một số tỉnh thành, chủ yếu ở đối tượng chưa được tiêm chủng vacxin. Vậy chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu như thế nào?


Phác đồ điều trị bệnh bạch hầu

Chẩn đoán bệnh bạch hầu như thế nào?

Cần chẩn đoán bạch hầu sớm và nhanh, Y sĩ đa khoa nên dựa vào kinh nghiệm Y học lâm sàng là chính, mọi sự trì hoãn trong điều trị sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho bệnh nhân. Những điều kiện để chẩn đoán bạch hầu sớm là dựa vào những yếu tố sau:

  • Trẻ nhỏ có tiếp xúc trước đó với nguồn lây bệnh bạch hầu, tiền sử chủng ngừa không rõ ràng(bỏ tiêm chủng, quên tiêm chủng ngừa bạch hầu), có những dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ như: Sốt nhẹ, ho, và đau họng, giọng khàn.
  • Khám họng trẻ phát hiện ít giả mạc ở một hoặc 2 bên Amygdales thì y sĩ đa khoa nên chẩn đoán được bạch hầu sớm. Muốn xác định dựa vào soi giả mạc và nuôi cấy vi khuẩn với sự hiện diện của C. Diphtheriea.
  • Bạch hầu họng gián biệt với viêm họng do Streptococcus beta hemolyticus groupe A hoặc nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân, viêm amiđan mủ, nấm Candida Albican ở vùng miệng.

Bạch hầu thanh quản cần được chẩn đoán phân biệt với khó thở thanh quản do những nguyên nhân khác: Dị vật đường hô hấp, áp xe chung quanh hoặc thành sau họng.

Về mặt lâm sàng khi nghi ngờ bạch hầu hoặc chưa loại trừ chắc chắn, thì do tính chất nguy hiểm của độc tố bạch hầu, cho phép y sĩ điều trị như một bạch hầu.


Bệnh bạch hầu cần được chẩn đoán đúng

Điều trị bệnh bạch hầu theo phác đồ chuẩn

Điều trị trung hoà độc tố bằng SAD (Serum anti diphterique):

SAD được điều chế từ huyết thanh ngựa, nó là một protein lạ đối với cơ thể người, vì vậy trước khi sử dụng SAD, Y sĩ đa khoa cần phải thử tét ở kết mạc mắt hoặc tiêm trong da của trẻ hoặc người nhiễm bệnh bạch hầu cần được điều trị. Khi dùng SAD phải chuẩn bị sẵn Epinephrine giúp phòng sốc phản vệ. Trường hợp Y sĩ dùng SAD có độ tinh khiết cao nên pha với dung dịch nước muối đẳng trương truyền tỉnh mạch trong vòng 30 – 60 phút.

Không chỉ vậy, ngày nay SAD có độ tinh khiết kém hơn nên dùng đường tiêm bắp hay đường dưới da.

Liều kháng độc tố được cho tuỳ thuộc vào thể lâm sàng nhẹ, nặng và thời gian từ khi bị bệnh đến khi dùng SAD cho người bệnh bạch hầu.

  • Tổn thương khu trú ở da: 20.000 – 40.000 đơn vị.
  • Bạch hầu mũi, họng < 48 giờ: 20.000 – 40.000 đơn vị.
  • Bạch hầu họng, thanh quản: 40.000 – 60.000 đơn vị.
  • Bệnh lan toả thời gian chẩn đoán > 72 giờ: 80000 – 100.000 đơn vị.
  • Bạch hầu ác tính + có triệu chứng “cổ bò”: 80.000 -100.000 đơn vị.

Điều trị loại bỏ vi khuẩn bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh:

Kháng sinh không thể điều trị thay thế kháng độc tố nhưng rất cần thiết để ngăn chặn sự sản xuất tiếp tục độc tố của vi khuẩn.

Chỉ có Pen-ni-cil-line và Erythromycine là 2 loại kháng sinh được khuyến cáo dùng điều trị bạch hầu.

Liều dùng kháng sinh như sau: Erythromycine cho theo đường uống với liều 40 – 50 mg/kg/ngày, liều tối đa 2g/ngày.

Penicillin G tiêm bắp hoặc tĩnh mạch với liều 100.000 – 150.000 đơn vị /Kg /ngày chia 4 lần , hoặc cho Procaine Penicillin với liều 25.000 – 50.000 đơn vị /Kg /ngày chia 2 lần theo đường tiêm bắp. Liệu trình điều trị 14 ngày.

Điều trị hỗ trợ: Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, nước điện giải, khai khí quản, prednisone.

Đối với Prednisolone có chống chỉ định khi bệnh nhân biểu hiện biến chứng viêm cơ tim.

Tiêm phòng vắc-xin là việc làm cần thiết sau thời kỳ hồi phục vì một nửa trường hợp sau khi hồi phục không có được miễn dịch với bệnh bạch hầu và tiếp tục có khả năng bị tái nhiễm.

Phác đồ điều trị sử dụng kháng sinh trong điều trị bạch hầu  

Phương pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu

Các chuyên gia Cao đẳng Y dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số lưu ý trong phòng ngừa bạch hầu như sau:

  • Phòng bệnh Bạch hầu cho trẻ < 1 tuổi, thực hiện theo chương trình tiêm chủng mở rộng bằng chủng ngừa vac xin: Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván.
  • Người thân được xem như người tiếp xúc với bệnh. Tiêm một liều biến độc tố bạch hầu và điều trị Benzathine Pénicilline (600.000 đơn vị  nếu trọng lượng cơ thể <  30kg  hoặc 120.000 đơn vị nếu trọng lượng cơ thể > 30 kg), hoặc Erythromycine (40 – 50 mg/kg/ngày trong 7 -10 ngày).
  • Người mang mầm bệnh bạch hầu không có triệu chứng nếu phát hiện được vi khuẩn do nuôi cấy thì tiêm một liều biến độc tố bạch hầu, sử dụng kháng sinh Pen-ni-cil-line hoặc Erythromycine 7 đến 10 ngày và theo dõi những biến chứng .Kháng độc tố không khuyến cáo sử dụng cho người tiếp xúc và người mang mầm bệnh không có triệu chứng.

Theo Y sĩ đa khoa tổng hợp kiến thức y học lâm sàng về điều trị bệnh bạch hầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *