Phác đồ điều trị bệnh lý cơ tim giãn

Hướng dẫn phác đồ điều trị bệnh lý cơ tim giãn của Hemant Godara

Theo tổ chức y tế thì vấn đề cơ tim giãn là bệnh lý cơ tim với biểu hiện sự giãn và giảm chức năng co bóp của thất trái hoặc cả hai buồng thất. Vì vậy, việc điều trị bệnh cơ tim giãn cần được tuân thủ phác đồ nghiêm ngặt.


Bệnh lý cơ tim giãn là gì?

Hướng dẫn điều trị bệnh lý cơ tim giãn

Mục tiêu: giảm thiểu triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tử suất, hạn chế suy giảm chức năng thất trái

Biện pháp không thuốc

  • Giảm cân, hạn chế muối trong chế độ ăn, bỏ thuốc lá, rượu

Biện pháp dùng thuốc

 Y sĩ đa khoa sử dụng thuốc theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 9 như sau

  • Ức chế men chuyển là thuốc sử dụng hàng đầu giúp giảm tải cho tim, kéo dài sống còn ở người bệnh suy tim, sẽ thay thế bằng ức chế thụ thể TA1 khi ức chế men chuyển không dung nạp
  • Thuốc ức chế beta: làm giảm tỷ lệ tử vong người bệnh suy tim
  • Kháng aldosterone: Spironolactone, eplerenone cải thiện triệu chứng và tỷ lệ tử vong
  • Thuốc lợi tiểu: cải thiện triệu chứng trong trường hợp quá tải thể tích
  • Phối hợp hydralazine/ nitrates: sẽ đem lại lợi ích cải thiện triệu chứng và tỷ lệ tử vong cho người bệnh suy tim tâm thu. Dùng khi cả hai ức chế men chuyển và ức chế thụ thể AT1 không dung nạp (tăng kali máu, suy thận nặng, hạ huyết áp)
  • Thuốc Digoxin: cải thiện triệu chứng suy tim, không cải thiện sống còn. Dùng trong rung nhỉ với đáp ứng thất nhanh. Đối với nhịp xoang chỉ nên dùng khi có tim lớn, rối loạn chức năng thất trái nặng không đáp ứng với thuốc lợi tiểu và ức chế men chuyển
  • Thuốc Dopamine, dobutamin khi suy tim nặng tiến triển
  • Thuốc Kháng đông: chỉ định trong (1) rung nhỉ, (2)có huyết khối thất trái, (3) tiền sử tắc mạch, (4) thất trái giãn lớn ,EF giảm < 30%. Mục tiêu INR 2-3
  • Liệu pháp ức chế miễn dịch: prednison, azathioprine, cyclosporine cho những người bệnh viêm cơ tim chứng minh bằng sinh thiết.

Chuyển nhịp nếu rung nhĩ: rất quan trọng vì cải thiện chức năng thất trái và giảm nguy cơ đột quỵ

Hình ảnh bệnh lý cơ tim giãn trên Xquang

Điều trị loạn nhịp thất

Điều trị loạn nhịp thất theo nguyên lý cơ bản trong Y học lâm sàng như sau:

  1. Nhịp nhanh thất không dai dẳng: chữa trị không cải thiện tỷ lệ tử vong
  2. Nhịp nhanh thất dai dẳng không triệu chứng: dùng amiodaron, sẽ thay bằng ức chế beta
  3. Nhịp nhanh thất dai dẳng có triệu chứng hay tiền sử ngừng tim: cấy máy phá rung tự động
  4. Chữa trị tái đồng bộ thất (CRT):
  • Ở người bệnh block nhánh T: suy tim NYHA III-IV, EF ≤ 35%, nhịp xoang, có độ rộng QRS≥ 120ms, dù chữa trị nội khoa tối ưu, khả năng sống hơn 1 năm với tình trạng chức năng tốt, đặt CRT-P/CRT-D giúp giảm nguy cơ nhập viện do suy tim và tử vong sớm (class IA)
  • Ở người bệnh không có block nhánh T: CRT-P/CRT-D nên được quan tâm ở người bệnh EF ≤ 35%, nhịp xoang, suy tim NYHA III-IV, chữa trị nội tối ưu, độ rộng QRS hơn 150ms bất kể hình dạng, khả năng sống hơn 1 năm với tình trạng chức năng tốt, giúp giảm nguy cơ nhập viện do suy tim và tử vong sớm (class IIaA).
  • Người bệnh block nhánh T, suy tim NYHA II, EF ≤ 30%, nhịp xoang, có độ rộng QRS ≥ 130ms, dù chữa trị nội khoa tối ưu, khả năng sống hơn 1 năm với tình trạng chức năng tốt, đặt CRT (hoặc CRT-D tốt hơn) giúp giảm nguy cơ nhập viện do suy tim và tử vong sớm (class IA)
  • Người bệnh không có block nhánh T, suy tim NYHA II, EF < 30%, nhịp xoang, có độ rộng QRS hơn 150ms bất kể hình dạng, dù chữa trị nội khoa tối ưu, khả năng sống hơn 1 năm với tình trạng chức năng tốt, đặt CRT (hoặc CRT-D tốt hơn) giúp giảm nguy cơ nhập viện do suy tim và tử vong sớm (class IIaA).

Chỉ định ghép tim: các trường hợp NYHA III-IV không đáp ứng điều trị nội khoa

Nguồn tham khảo: Cẩm nang Điều trị Y khoa XB năm 2003 – tác giả Godara.H được các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *