Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết

Thời tiết giao mùa là lúc những vi khuẩn, virus tồn tại trong môi trường sẽ chuyển từ không hoạt động sang hoạt động mạnh mẽ làm tỉ lệ mắc bệnh của trẻ em tăng cao, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và những điều cha mẹ nên biết

Một trong số những bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ phải kể đến ở đây là bệnh tay chân miệng, rất dễ lây lan và chỉ có thể phòng tránh, hiện vẫn chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị. Tính chất của bệnh là dễ lây lan và việc phát tán mầm bệnh khá dễ khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh cũng như ở trong khu vực phát bệnh nên việc tự chăm sóc trẻ mắc bệnh không đúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh của trẻ càng nặng thêm, dễ phát tán rộng ở cộng đồng. Cùng các Bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách phòng và trị bệnh này nhé.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết bệnh tay chân miệng là gì?

Trả lời:

Tay chân tay miệng là một bệnh nội khoa nhiễm virus cấp tính khá phổ biến ở trẻ em hiện nay, bệnh do một số virus thuộc nhóm đường ruột có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, người trưởng thành có khả năng miễn dịch nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt vẫn mắc bệnh này. Dịch chân tay miệng thường bùng phát vào mùa xuân, hè và thu. Biến chứng của bệnh nghiêm trọng có khả năng dẫn đến viêm màng não hoặc viêm não, viêm cơ tim và phù phổi. Biểu hiện chính của bệnh là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối. Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.

Hỏi: Nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh này là như thế nào, thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nguyên nhân chính gây bệnh là do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra.Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, vào đường ruột, từ đó đi vào hệ bạch huyết xâm nhập vào các cơ quan trong đó có hệ thần kinh trung ương. Gây hậu quả nghiêm trọng là gây viêm não có tỷ lệ tử vong cao và di chứng lớn. Nguyên nhân lây lan của bệnh là do trẻ trong nhà trẻ đưa vật dụng hay đồ chơi chứa mầm bệnh vào miệng, hoặc do trẻ ăn phải thực phẩm chứa nguồn bệnh.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Triệu chứng y học lâm sàng thường gặp của bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường bắt đầu sau giai đoạn ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, với dấu hiệu sốt nhẹ, bé bỏ ăn, đau họng và cảm thấy mệt mỏi. Trong giai đoạn khởi phát bệnh từ 1-2 ngày sau khi trẻ bị sốt, đau họng, biếng ăn và tiêu chảy thì các đốm đỏ phồng rộp, gây đau xuất hiện trong miệng bé, đặc biệt là hai bên lưỡi, bên trong má có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày. Đốm đỏ cũng có thể xuất hiện trên nướu răng của con. Về sau các đốm đỏ này sẽ trở thành vết loét gây khó chịu và đau đớn. Bé cũng có thể bị phát ban trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, và có thể ở mông. Ban đầu, vết phát ban thường là chấm đỏ nhỏ sau đó chuyển thành vết thâm hoặc đóng vảy, không gây ngứa. Các vết loét và phát ban thường biến mất trong một tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên cần lưu ý nếu trẻ bị sốt cao và nôn nhiều rất dễ có nguy cơ biến chứng như: thần kinh, tim mạch, hô hấp.

Trong một số trường hợp, bệnh không có biểu hiện triệu chứng, hoặc biểu hiện rất nhẹ. Cha mẹ có thể bị bệnh từ con cái mà thậm chí không nhận ra.

Hỏi: Cách xử lý khi trẻ bị mắc bệnh này như thế nào? Có những cách nào phòng bệnh tay chân miệng hay không?

Trả lời:

Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiếp xúc nên rất dễ làm mầm bệnh lan truyền. Khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho trẻ khác. Bệnh ở cấp độ 1 có thể điều trị tại nhà. Khi cho trẻ ở nhà, việc xử lý chất thải của trẻ là rất quan trọng. Người nhà cần xử lý chất thải bằng dung dịch chroramin B trước khi đi vào hệ thống thải chung, trong quá trình chăm sóc cần rửa tay thường xuyên. Ở cấp độ 2 trở lên cần được theo dõi trong bệnh viện nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chế độ dinh dưỡng khi bé bị bệnh chân tay miệng

Chế độ dinh dưỡng khi bé bị bệnh chân tay miệng

Đồng quan điểm với các thầy cô Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng khi trẻ nhiễm tay chân miệng, không nên bôi các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc lên các mụn nước hay vết lở loét của trẻ. Bởi, có thể trẻ không những bị dị ứng, ngộ độc thuốc khiến bệnh nặng thêm, mà còn khiến việc chẩn đoán bệnh trạng của Bác sĩ trở nên khó khăn hơn, dễ trở thành dịch… Phụ huynh có con mắc bệnh chân tay miệng cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định.

Để phòng bệnh tay chân miệng, khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp  như: trẻ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng cả người lớn và trẻ em, thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ, lau sạch sàn nhà, tay nắm cửa, các dụng cụ, bề mặt trẻ hay tiếp xúc bằng xà phòng, chủ động theo dõi các tin tức y dược…  Khi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những đứa trẻ khác trong 7-10 ngày để khử khuẩn và tìm đến các Bác sĩ để chữa trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: Ysidakhoa.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *