Chuyên gia y tế chia sẻ dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì

Tay chân miệng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ dễ bùng phát thành dịch bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

bệnh tay chân miệngBệnh tay chân miệng

Bài viết được tư vấn, chia sẻ bởi chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Y dược Pasteur. Thông tin không mang tính chất thay thế chỉ định bác sĩ, chỉ mang tính tham khảo!

Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?

Tay chân miệng ở trẻ là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng do 2 type virus coxsackie virus A16 và enterovirus 71. Đây là những loại virus sống trong đường tiêu hóa của bạn và nó có thể lây nhiễm từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với virus.

Các thể bệnh tay chân miệng trên lâm sàng

Bệnh tay chân miệng có 2 thể bệnh chính bao gồm:

– Thể bệnh do virus coxsackievirus A16 gây ra: Đây là thể nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày mà không cần điều trị.

– Thể bệnh do virus enterovirus 71: Đây là thể bệnh nặng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ như sốc, viêm màng não, tử vong.

6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Trong giai đoạn đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm rất dễ bị cha mẹ bỏ qua và chủ quan với bệnh. Giai đoạn đầu trẻ cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ từ 38 – 38,5°C, đau họng. Sau khoảng 1 – 2 ngày trẻ xuất hiện các bọng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân… Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng thể nhẹ.

Ngoài những triệu chứng trên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến 6 dấu hiệu nhận biết sau cho thấy trẻ mắc tay chân miệng thể nặng với những biến chứng nguy hiểm được chia sẻ tại mục tin y dược như sau:

  • Quấy khóc kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều. Thông thường trẻ chỉ ngủ được khoảng 15 – 20 phút rồi lại thức dậy quấy khóc. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé quấy khóc do đau vết loét bọng nước vỡ nhưng t đây có thể là dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do bệnh tay chân miệng gây ra.
  •  Sốt cao liên tục: Trẻ sốt cao liên tục từ 38,5°C – 40°C kéo dài trên 48 giờ không hạ sau khi cho trẻ uống hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng quy định. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để được khám và điều trị.
  • Đi tiểu ít: Đây là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tay chân miệng thể nặng. Tiểu ít là biểu hiện trên lâm sàng của tình trạng rối loạn huyết động, hạ huyết áp, suy thận. Cha mẹ nên quan sát và đánh giá số lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đo lường như chai nhựa để có thể điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?

Khó thở: Đây là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động. cha mẹ có thể phát hiện triệu chứng khó thở của trẻ bằng cách quan sát các dấu hiệu như trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường, cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp…

Rối loạn ý thức: Là một trong những triệu chứng cần đặc biệt lưu ý bởi nó có thể là biểu hiện của viêm não, sock… Cha mẹ cần phát hiện sớm thông qua quan sát xem trẻ có các biểu hiện ngủ li bì, chậm chạp, lơ mơ, mệt mỏi…

Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng như thế nào?

Chuyên gia y tế,giảng viên Cao đẳng Y dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur  cho biết: Bệnh chân tay miệng dù ở thể nặng hay thể nhẹ thì đều cần được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị. Thời gian hồi phục bệnh tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Thông thường, bệnh tay chân miệng thể nhẹ sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày tính từ lúc phát bệnh.

Cách chăm sóc trẻ tại nhà: Bạn nên cho trẻ nghỉ học và để trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Khi trẻ bị tay chân miệng, nhiều cha mẹ lo lắng sẽ làm vỡ mụn nước nên hạn chế tắm cho trẻ. Tuy nhiên kiêng nước là một quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng khác nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên tắm cho trẻ nhẹ nhàng với nước sạch và xà phòng sát khuẩn.

Nguồn: Tuyển sinh Y sĩ đa khoa 2020 – Trường trung cấp Y khoa Pasteur tổng hợp và chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *