Nguyên nhân và dấu hiệu của hội chứng khó viết Dysgraphia

Hội chứng khó viết Dysgraphia

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi điều khiển cây bút khi viết hoặc viết sai chính tả thì có thể bạn đang mắc hội chứng khó viết. Hội chứng này không chỉ thường gặp ở trẻ em mà người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc phải. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu gây ra Dysgraphia là gì?


Nguyên nhân và dấu hiệu của hội chứng khó viết Dysgraphia

Hội chứng khó viết Dysgraphia là gì?

Dysgraphia (hoặc agraphia) là sự yếu kém hay suy giảm khả năng viết bằng tay mặc dù người ấy có thể có khả năng đọc, và không phải bị chậm phát triển hay suy giảm trí tuệ. Người mắc chứng Dysgraphia có thể cũng thiếu kỹ năng chính tả cơ bản (ví dụ, khó phân biệt chữ p, q, b, và d), và thường viết chữ sai trên giấy khi vừa nghĩ vừa viết.

Theo chuyên gia y tế Nguyễn Thảo – giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài gòn 2020, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cs TPHCM chia sẻ tại tin y tế tổng hợp cho thấy, trẻ em có khuyết tật học tập này thì sẽ viết chậm, viết xấu, khoảng cách không nhất quán, cách trình bày kém trên giấy, chính tả rất kém và khó viết ra khi suy nghĩ và viết cùng một lúc.

Nguyên nhân gây hội chứng

Nguyên nhân của dysgraphia chưa được biết rõ, nhưng khi xảy ra ở người lớn, nguyên nhân thường là do chấn thương đầu, do một số loại bệnh hoặc tổn thương não. Ở trẻ em, người ta thường thấy xu hướng nhiều người trong gia đình của người đó bị dysgraphics.

Chứng khó viết cũng do hệ thống thần kinh có vấn đề gây ảnh hưởng đến các kỹ năng vận động tinh chính là kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay và ngón tay.

Dấu hiệu biểu hiện của chứng khó viết Dysgraphia

  • Dấu hiệu chứng khó viết ở trẻ em
  • Trẻ em mắc chứng khó viết thường có chữ viết tay không rõ ràng hoặc không nhất quán về hình dạng hay kiểu chữ, chép chính tả chậm.
  • Phụ huynh hoặc giáo viên có thể nhận thấy các triệu trên chứng khi trẻ bắt đầu tập ở trường. Bạn cũng có thể theo dõi thêm các dấu hiệu khác của chứng khó viết như:

+ Thường xuyên phải tẩy xóa

+ Cầm bút rất chặt tới nỗi có thể dẫn đến đau tay.

+ Đặt cổ tay, cơ thể hoặc giấy trong tư thế lạ trong khi viết.

+ Viết chính tả kém. Trẻ thường không viết trọn vẹn một chữ hay một câu mà hay bị thiếu chữ cái hoặc thiếu từ.

+ Gặp khó khăn trong việc sắp xếp khoảng cách các chữ cái hoặc từ trên giấy. Các khoảng cách này thường không được thống nhất.

Hội chứng khó viết Dysgraphia là gì?Hội chứng khó viết Dysgraphia là gì?

  • Dấu hiệu chứng khó viết ở người lớn

Dấu hiệu dễ thấy ở người lớn mắc hội chứng khó viết là tâm lý tránh viết lách và kỹ năng vận động tinh yếu. Vì vậy, các dấu hiệu của hội chứng khó viết ở người lớn sẽ phức tạp hơn chứ không chỉ nằm ở nét chữ.

Các dấu hiệu khác có thể kể đến như:

  • Khó đọc bản đồ.
  • Có thể không thích nhắn tin
  • Mắc những lỗi chính tả đơn giản.
  • Cách cầm bút vụng về hay khác thường.
  • Chữ viết tay rất khó đọc đến mức bạn thậm chí không thể đọc được những gì bạn đã viết.
  • Gặp khó khăn trong việc cắt thức ăn, chơi ghép hình hoặc thao tác với các vật nhỏ bằng tay.
  • Chậm hiểu quy tắc của các trò chơi hoặc gặp khó khăn khi làm theo các hướng dẫn từng bước.
  • Từng bị chuột rút hoặc đau ở tay khi viết.
  • Thường viết sót chữ cái, đặc biệt là khi viết nhanh.
  • Thường sử dụng các câu sai ngữ pháp hoặc lan man dài dòng khi viết email hoặc báo cáo qua máy tính
  • Thích đưa ra hoặc nhận hướng dẫn bằng lời nói thay vì bằng văn bản.
  • Thường khó chọn đúng từ mình muốn sử dụng trong danh sách các từ gần giống nhau.
  • Chữ viết tay rất khó đọc đối với đồng nghiệp xung quanh hoặc với chính bản thân người viết.
  • Gặp khó khăn khi phải điền các mẫu đơn bằng tay, đặc biệt nếu phải viết chữ vào những khung cho sẵn.
  • Viết lẫn lộn các chữ cái viết thường và viết hoa hoặc viết mỗi chữ theo một kiểu khác nhau một cách ngẫu nhiên.

Bài viết được chia sẻ bởi chuyên gia y tế Nguyễn Thảo – giảng viên Cao đẳng Dược Sài gòn 2020, Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cs TPHCM

Nguồn: Y sĩ đa khoa TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *