Cùng tìm hiểu tình trạng tăng huyết áp kháng trị là gì?

Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu. Mặc dù đã được dùng tới ba nhóm thuốc hạ áp ở liều tối ưu

Tìm hiểu tình trạng tăng huyết áp kháng trị

TÌM HIỂU TĂNG HUYẾT KHÁNG TRỊ LÀ GÌ?

Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu dù đã được dùng tới ba nhóm thuốc hạ huyết áp ở liều tối ưu nhất. Bệnh tăng huyết áp kháng trị thường gặp ở những người bệnh cao tuổi, thùa cân – béo phì, bệnh thận mạn tính, bệnh đái tháo đường hay huyết áp ban đầu cao…

Bên cạnh đó, những người có thói quen ăn mặn, ăn ít chất xơ, ăn nhiều mỡ, ít hoạt động thể lực, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích có hại khác… cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp kháng trị cao.

TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ LÀ DO ĐÂU?

Theo các bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Tăng huyết áp kháng trị có thể do người bệnh, do thầy thuốc, do phòng khám hoặc do quá tải thể tích. Cụ thể như sau

Do người bệnh

Việc người bệnh chủ quan không tuân thủ điều trị của bác sĩ, uống thuốc không đều, tăng giảm liều lượng thuốc theo ý của bản thân, tự uống một số loại thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp là nguyên nhân đưa đến tăng huyết áp kháng trị.

Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt xấu như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn mặn, ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất béo, lười vận động thể lực, căng thẳng – stress kéo dài, thức khuya… cũng là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tăng huyết áp kháng trị.

Do thầy thuốc

Thầy thuốc chưa hướng dẫn cụ thể cho người bệnh về phác đồ điều trị, chưa đánh giá đúng mức độ cũng như các bệnh liên quan của người bệnh, chưa chỉ định đúng liều thuốc tối ưu cho người bệnh hoặc chưa hiểu hết về tương tác thuốc… là những nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp kháng trị.

Do phòng khám

Máy đo huyết áp, băng hơi chưa phù hợp, môi trường phòng khám cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tăng huyết áp kháng trị.
Ngoài ra, một số bệnh lý có liên quan như bệnh tuyến giáp, nhu mô thận… cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp kháng trị.

Cần tìm hiểu cách xử trí khi gặp tình trạng bệnh nhân bị tăng huyết áp kháng trị

CẦN XỬ TRÍ NHƯ THẾ NÀO KHI GẶP BỆNH NHÂN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÁNG TRỊ?

Tăng huyết áp được gọi là kháng trị là khi điều trị không đạt được huyết áp mục tiêu bất chấp chế độ dùng 3 thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau, trong đó lý tưởng có 1 thuốc là lợi tiểu, thường ở liều tối đa trong khoảng thời gian thích hợp (ví dụ dùng lợi tiểu Thiazide đòi hỏi thời gian 3-6 tuần).

Những người bệnh tăng huyết áp mới được chẩn đoán hay chưa điều trị không được coi là tăng huyết áp kháng trị dù mức huyết áp ban đầu là bao nhiêu.

Cần nhớ thái độ xử trí trước 1 bệnh nhân cao huyết áp kháng trị:

Bước 1: Tìm nguyên nhân THA kháng trị. Theo JNC VII : tỉ lệ THA kháng trị thật sự thì nhỏ và đa số có nguyên nhân, và một khi tìm được nguyên nhân thì hầu như đều có thể điều trị một cách hiệu quả. Những nguyên nhân có thể gặp là :

  • Đo huyết áp không chính xác
  • Liệu pháp lợi tiểu không phù hợp (thường gặp). Quá tải tuần hoàn, một khi được chẩn đoán, có thể xử trí bằng lợi tiểu phù hợp: lợi tiểu Thiazid được khuyến cáo cho phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp, còn lợi tiểu quai được khuyến cáo cho những bệnh nhân giảm độ lọc cầu thận hoặc suy tim.
  • Do thuốc điều trị : cho thuốc không phù hợp, không đủ liều, kết hợp thuốc không hợp lý, sử dụng kháng viêm non-steroid, ức chế COX-2, …
  • Béo phì, uống rượu quá nhiều …

Bước 2: Sau khi phát hiện và điều chỉnh các nguyên nhân trên mà THA kháng trị vẫn còn thì truy tìm nguyên nhân THA thứ phát và điều trị các nguyên nhân này:

  • Bệnh nhu mô thận.
  • Bệnh mạch máu thận.
  • Bệnh tuyến giáp.
  • Tiết mineralocorticoid quá mức.
  • Tiết glucocorticoid quá mức.
  • Hẹp eo động mạch chủ.
  • Hội chứng ngưng thở lúc ngủ.

Nguyên nhân hiếm gặp:

  • Tăng canci máu do cường tuyến cận giáp.
  • U hệ thần kinh trung ương.
  • Suy phản xạ xoang cảnh (Baroreflex).
  • To đầu chi (Acromegaly).
  • Tình trạng lo âu, rối loạn tâm thần.

Bước 3: Sau khi điều trị nguyên nhân thứ phát mà vẫn thất bại thì nên hội ý với chuyên gia về THA.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *