Dấu hiệu rách sụn chêm khớp gối như thế nào?

Rách sụn chêm là một trong những chấn thương thường gặp khi chơi thể thao, bị ngã hoặc bị tai nạn giao thông…. Để hiểu rõ hơn về rách sụn chêm khớp gối cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé

Rách sụn chêm khiến người bệnh đau khớp, đầu gối sưng, phù nề

TÌM HIỂU ĐÚNG VỀ SỤN CHÊM KHỚP GỐI LÀ GÌ?

Như chúng ta đã biết, khớp gối là một khớp phức hợp được cấu tạo bởi ba loại xương, bao gồm xương bánh chè, đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi, giữ vai trò quan trọng khi chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể.

Trong đó, sụn chêm là một trong những bộ phận bên trong khớp gối, nằm giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày giữ vai trò là tấm đệm lót giữa 2 loại xương này.

Sụn chêm gồm 2 tấm – sụn chêm trong có dạng hình chữ C nằm ở phía trong khớp gối và sụn chêm ngoài có dạng hình chữ O nằm ở phía ngoài khớp gối. Đặc trưng của sụn chêm là có tính dẻo dai, đàn hồi cao và chịu lực tốt. Bộ phần này được chia thành 3 phần – sừng trước, thân giữa và sừng sau; 2 bờ – bờ bao khớp bám vào bao khớp và bờ tự do.

Sụn chêm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên sự vững chắc cho khớp gối, cụ thể:

  • Phân phối lực đều lên trên khớp gối.
  • Tăng cường khả năng hấp thụ lực, giảm sốc khi di chuyển và vận động cho cơ thể.
  • Phân bố dinh dưỡng và hoạt chất bôi trơn cho sụn khớp.
  • Tránh màng hoạt dịch và bao khớp không kẹt vào khe khớp.
  • Đảm bảo sự vững chắc của khớp gối và sự ổn định của hoạt động vận chuyển.

Vì vậy, rách sụn chêm khớp gối sẽ tác động và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển và vận động của cơ thể.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI BỊ RÁCH SỤN CHÊM LÀ GÌ?

Theo hướng dẫn của các giảng viên giảng dạy Y sĩ đa khoa cho biết: Rách sụn chêm khớp gối là một trong những chấn thương phổ biến ở đầu gối. Khi sụn chêm vừa mới bị tổn thương, bạn vẫn có khả năng đi lại bình thường.

Thậm chí trong một số trường hợp người bị rách sụn chêm vẫn có thể tập luyện và tham gia thi đấu ở một số bộ môn thể thao.

Tuy nhiên, sau 2 -3 ngày thì cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện và “hành hạ” người bệnh. Kéo theo đó là tình trạng đầu gối dần sưng to, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình di chuyển và vận động.

Sau đây là một số biểu hiện rách sụn chêm khớp gối thường gặp:

  • Đầu gối bị sưng và xuất hiện những cơn đau
  • Khớp gối bị kẹt
  • Duỗi thẳng khớp gối gặp nhiều khó khăn
  • Có cảm giác đau nhức nghiêm trọng khi dùng tay ấn vào khe khớp gối
  • Xuất hiện tiếng “nổ” khi sụn chêm khớp gối bị rách
  • Khi di chuyển và vận động có tiếng lục đục trong khớp gối

Rách sụn chêm là chấn thương sụn đầu gối cần điều trị sớm

NGUYÊN NHÂN – CƠ CHẾ RÁCH SỤN CHÊM

Ở người trẻ: Rách sụn chêm thường xảy ra đột ngột sau một chấn thương trong trạng thái gối gấp (ngồi xổm) đồng thời chân bị vặn xoắn, thường gặp trong chấn thương thể thao, tai nạn giao thông.

Ở người có tuổi: Rách sụn chêm thường do thoái hóa. Bệnh nhân ngồi ghế và đứng lên đột ngột trong tư thế bất lợi, chân hơi vặn, cũng có thể gây rách sụn chêm. Rách sụn chêm ở người già thường kèm theo bong và mòn sụn khớp.

ĐIỀU TRỊ RÁCH SỤN CHÊM NHƯ THẾ NÀO?

Tùy vào từng vị trí, kích thước, hình thái rách của sụn chêm mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau.

  • Rách sụn chêm vùng giàu mạch máu nuôi: rách sụn chêm bờ bao khớp, vị trí có nhiều mạch máu nuôi nên dễ lành. Nếu vết rách nhỏ có thể tự liền.
  • Rách sụn chêm vùng trung gian: rách sụn chêm ở 1⁄3 giữa. Rách sụn chêm khớp gối ở vị trí này cũng có thể lành nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách, nhưng hiệu quả điều trị thấp hơn vùng 1⁄3 ngoài.
  • Rách sụn chêm vùng vô mạch: rách sụn chêm vùng 1⁄3 trong (bờ tự do), vùng không có mạch nuôi. Trong số các trường hợp rách sụn chêm khớp gối thì trường hợp này là nghiêm trọng nhất, không có khả năng phục hồi. Bác sĩ buộc phải cắt bỏ phần sụn chêm rách.

Điều trị rách sụn chêm có hai cách:

Không phẫu thuật: đối với những trường hợp rách nhỏ, tình trạng nhẹ, không gây đau và ít ảnh hưởng tới vận động.
Có thể sử dụng các loại thuốc chống viên, thuốc giảm phù nề… kết hợp với việc chườm đá, băng chun gối, nghỉ ngơi và hạn chế vận động.

Phẫu thuật: Điều trị sụn chêm bằng phẫu thuật có thể là cắt toàn bộ sụn chêm, cắt một phần sụn chêm hoặc khâu sụn chêm.

Dù điều trị rách sụn chêm khớp gối bằng cách nào thì người bệnh cũng cần hạn chế vận động, đi lại để vết rách nhanh liền. Sau khi sụn chêm có dấu hiệu phục hồi thì tập vận động nhẹ nhàng để chống teo cơ, giúp khớp nhanh chóng hoạt động bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *