Mẩn ngứa khó chịu vào mùa hè cần có những biện pháp nào?

Thời tiết nóng nực tình trạng mẩn ngứa xảy ra rất phổ biến mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ và ngứa ngáy. Vậy cần có những biện pháp nào để phòng tránh?

Thời tiết nắng nóng khiến da nổi mẩn đỏ gây nên tình trạng ngứa ngáy

MỘT SỐ MẸO PHÒNG TRÁNH GÂY MẨN NGỨA VÀO MÙA HÈ

Theo Bác sĩ – Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Để đối phó với tình trạng mẩn ngứa vào mùa hè cần có những biện pháp phòng tránh như sau:

Bổ sung lượng nước vừa đủ cho cơ thể

Thời tiết nắng nóng, khiến cơ chúng ta mất đi một lượng nước nhất định. Vì vậy, để duy trì nước cho các hoạt động cần thiết của cơ thể, giúp cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế nổi mẩn ngứa, bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, đối với các vận động viên thể thao hoặc người tham gia hoạt động ngoài trời nhiều, lượng nước nạp vào cơ thể nhiều hơn.

Có thể sử dụng những thực phẩm giúp thanh nhiệt

Một số thực phẩm có tính giải nhiệt như dừa, cà chua, chanh, bí đao, củ cải,… không chỉ giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng, rất tốt cho những ai bị nổi mẩn đỏ và sẩn mề đay.

Ngoài thực phẩm, người bệnh có thể dùng các loại sản phẩm giải nhiệt, giải độc có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Bệnh nhân có thể dùng cây kinh giới, lá khế, kim ngân hoa,… nấu nước uống hoặc tắm để cải thiện và phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa khi trời nóng vào mùa hè.

Cần chống nắng đúng cách khi đi ra ngoài

Nắng nóng trên diện rộng và kéo theo muôn vàn rắc rối đối với làn da, nhất là tình trạng dị ứng gây nổi mẩn ngứa, sẩn mề đay. Và một trong những cách để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này là bệnh nhân nên chống nắng cho da.

Bên cạnh các biện pháp chống nắng truyền thống khi đi ra ngoài như đeo khẩu trang, đeo kính râm hoặc mặc quần áo chống nắng, người bệnh nên lựa chọn cho bản thân loại kem chống nắng phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế tiếp xúc với nắng vào khung giờ từ 10 đến 14 giờ. Bởi đây là thời điểm tia UV trong ánh nắng hoạt động với cường độ và tần suất cao nhất.

Cần cân bằng nhiệt độ với môi trường

Mất cân bằng nhiệt độ là nguyên nhân dẫn đến phản ứng dị ứng gây nổi mề đay. Vì vậy, để ngăn ngừa triệu chứng này xảy ra, người bệnh nên tự ổn định nhiệt độ bằng cách dùng máy điều hòa hoặc các thiết bị chống nhiệt, quạt hơi nước,… Bên cạnh đó, tắm nước lạnh cũng là cách ổn định thân nhiệt cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên ngâm mình trong nước lạnh quá lâu, tránh gây cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để phòng tránh mẩn ngứa vào mùa hè

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống là một trong những nhân tố quan trọng đối với việc phòng tránh nguy cơ bị nổi mẩn đỏ vào những ngày thời tiết nóng. Lúc này, bạn nên tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giải độc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể sau đây:

  • Rau xanh và trái cây tươi có tính mát như mướp đắng, bí đao, chanh tươi, nước dừa, trái cây giàu vitamin C,…
  • Các sản phẩm chức năng có khả năng thanh nhiệt giải độc được điều chế từ dược liệu thiên nhiên.
  • Tận dụng các loại lá có sẵn trong vườn nhà để nấu nước nước uống và tắm hàng ngày như lá khế, rau kinh giới, lá trà xanh, kim ngân hoa,…

Nên nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái

Nắng nóng đồng nghĩa với việc mất nước và mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Đây chính là yếu tố khiến người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức trong những ngày hè. Bên cạnh đó, áp lực công việc, căng thẳng hay stress sẽ là nguyên nhân đồng hành dẫn đến triệu chứng nổi mẩn ngứa vào mùa hè. Vì vậy, để khắc phục và phòng ngừa hiện tượng này tái phát, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời nên thực hiện các biện pháp thiền định hoặc yoga để giúp tâm lý thoải mái, giảm stress.

Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát

Vào những ngày thời tiết nóng bức, bạn nên ưu tiên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát, làm bằng chất liệu có độ thấm hút mồ hôi tốt hoặc sợi vải thoáng không kín gió như cotton, lụa, lanh, vải sợi tre, vải hemp,… Nên hạn chế sử dụng các trang phục bó sát hoặc làm bằng chất liệu tổng hợp dễ gây kích ứng đến làn da như len sợi tổng hợp, polyester, nylon, acrylic,…

Việc sử dụng trang phục thoải mái và chất liệu vải an toàn sẽ có tác dụng điều tiết nhiệt độ bên trong cơ thể rất tốt.

Hạn chế tình trạng da bị hầm bí do mồ hôi tiết ra không được thấm hút hết, tạo ra môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *