Một số món ăn bài thuốc an thai cho mẹ bầu từ của gai
Với tính dược liệu của mình nhiều bác sĩ Đông y đã khuyến cáo mẹ bầu sử dụng củ gai làm các món ăn bài thuốc để an thai. Vậy công thức nấu các món ăn này như thế nào?
Công dụng an thai từ củ gai
Công dụng an thai từ củ gai
Theo nguồn tin tức Y Dược, củ gai có tên khoa học là Radix Boehmeriae niveae còn trong dân gian thường gọi củ gai là tầm gai, cây gai bánh, trữ ma, tầm ma…Theo nghiên cứu Y học cổ truyền củ gai có tính hàn, vị ngọt, không độc, vào kinh bàng quang. Trong Y học hiện đại nghiên cứu chúng có chứa các thành phần hóa học như: acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic.
Ở bên ngoài củ gai có màu nâu, hình dạng thon dài, chúng có độ dài từ 10-14cm, đường kính khoảng từ 2-4cm. Củ gai thường được dùng tươi hoặc để nguyên phơi khô, sấy khô làm thuốc trong đông y. Tuy nhiên để đảm bảo độ tươi cho củ gai chỉ dùng đến đâu thì rửa đến đó, phần củ chưa dùng đến nên cất trong túi nilon kín hoặc giấy báo để ở ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể giữ củ gai kéo dài từ 15-20 ngày, nếu muốn giữ lâu hơn cần rửa sạch củ rồi phơi khô hoặc sấy khô. Nhờ những dược tính đó nên củ gai được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc an thai cho mẹ bầu.
Một số món ăn bài thuốc an thai cho mẹ bầu từ của gai
Một số món ăn bài thuốc an thai cho mẹ bầu từ của gai
Là một vị thuốc thuộc nhóm thuốc an thai nên đây là sản phẩm rất an toàn với mẹ bầu. Với những thai phụ có các dấu hiệu thai dọa sảy, ra huyết đỏ, nâu,đục hoặc đái ra máu, tụ dịch màng nuôi, bong nhau thai, bong màng nuôi … sử dụng củ gai sẽ đem lại hiệu quả kinh ngạc. Ngoài ra có thể dùng củ gai phối hợp với thuốc tây nhưng không tương tác không có tác dụng phụ. Mẹ bầu bị động thai, dọa sảy thai chỉ cần sử dụng một củ gai cho đến khi khỏi hẳn và càng nên uống sớm càng tốt. Theo đó, mẹ bầu có thể sử dụng củ gai tươi cho các trường hợp như: Đau bụng thai, nước vàng đỏ chảy rỉ, sa dạ con, trĩ, xích bạch đới, viêm tử cung. Đồng thời củ gai giúp lợi tiểu, chữa tiểu tiện đục hoặc đi tiểu ra máu.
Nếu mẹ bị động thai, tụ dịch sau màng nuôi, có huyết đỏ, hoặc nâu, bóc tách rau: Sử dụng củ gai để cầm máu và giúp thai nhi ổn định bằng cách dùng 150-200g củ gai thái lát mỏng đun cùng với 0,8 -1 lít nước uống trong ngày từ 3-4 lần. Sau 4 ngày giảm lượng củ gai xuống còn 100g sắc với lượng nước như trên để uống, có thể ăn cả củ gai.
Nếu mẹ muốn sử dụng củ gai để an thai có thể dùng 100g củ gai sắc ngày uống 2 lần hoặc dùng 200g củ gai tươi để hầm gà, bồ câu, chân dê, móng giò, tim lợn, mỗi tuần có thể ăn từ 2 – 3 lần, nếu có thể sử dụng trong cả quá trình mang thai có tác dụng hỗ trợ sức khỏe và sinh nở rất tốt. Trong quá trình mang thai 3 tháng đầu mẹ bị nghén quá nhiều có thể thêm vài đốt mía, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn sắc chung với củ gai sẽ dễ uống hơn.
Tuy rằng có tác dụng rất tốt nhưng các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo nếu mẹ bầu thấy có những dấu hiệu dọa sảy thai nặng hơn mà sử dụng củ gai không thấy thuyên giảm thì nên đến các trung tâm Y tế để tư vấn và điều trị sức khỏe.
Nguồn: ysidakhoa.net