Ngộ độc nấm: Triệu chứng và phương pháp phòng chống

Ngộ độc nấm là gì?

Nấm chính là nguồn thực phẩm dinh dưỡng của mọi người. Có rất nhiều loại nấm khác nhau và đây là thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam. Vậy ngộ độc nấm là gì?

Ngộ độc nấm: Triệu chứng và phương pháp phòng chốngNgộ độc nấm: Triệu chứng và phương pháp phòng chống

Theo Y tế tổng hợp, hiện nay các loại nấm thông dụng được bày bán đều là nấm đã được xác định thông qua sách hướng dẫn. Những trường hợp bị ngộ độc nấm là những trường hợp ăn phải nấm độc, nấm chưa được kiểm chứng.

Triệu chứng lâm sàng ngộ độc nấm

Ngộ độc nấm tùy theo loại nấm ăn mà sẽ có những biểu hiện ngộ độc khác nhau. Những biểu hiện thường xuất hiện nhanh chỉ sau 20 đến 30 phút còn xuất hiện sau 2 đến 4 giờ hoặc sau hơn 20 giờ thì càng khiến cho bệnh tình khó chữa hơn. Những biểu hiện thường gặp gồm có

  • Bụng đau dữ dội, đau thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước mùi tanh đôi khi có dính cả máu, mùi thối.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn, nôn ra thức ăn, nôn có thể ra lẫn với máu.
  • Hoa mắt chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt, toàn thân mệt mỏi, tay chân lạnh, bệnh nhân khát nước.
  • Bệnh nhân tăng tiết đờm dãi, xuất hiện co giật đôi khi nổi mẩn, đi tiểu ít hoặc không thể đi tiểu được.
  • Xuất hiện khó thở, co thắt phế quản, ứ máu ở phổi.

Triệu chứng lâm sàng ngộ độc nấm

Triệu chứng lâm sàng ngộ độc nấm

Chuyên gia y tế Phương Lâm (giảng viên Cao đẳng Dược HCM tại Trường CĐ Y Dược Pasteur CS Sài Gòn) chia sẻ: “Những biểu hiện của ngộ độc nấm nhìn chung là giống nhau có một số loại nấm độc thì sẽ khiến tình trạng ngộ độc nặng hơn và bệnh nhân có thể bị ngất, hôn mê nếu không được điều trị kịp thời.”

Sơ cứu ngộ độc nấm

Khi nghi ngờ bị ngộ độc nấm hoặc biết chính xác bị ngộ độc nấm cần thực hiện ngay biện pháp sơ cứu kịp thời để hạn chế nguy cơ chất độc đi vào máu. Những bước sơ cứu cần thực hiện như sau:

  • Gây nôn: đây là biện pháp giúp loại bỏ hết những chất độc của nấm còn sót trong dạ dày chưa được tiêu hóa hết. Có thể móc họng hoặc cho bệnh nhân uống nước và gây nôn nếu còn tỉnh táo và tốt nhất nên thực hiện trong vòng 2h đầu tiên.
  • Cho bệnh nhân uống đủ nước nhất là oresol để giúp cơ thể đào thải chất độc nhanh hơn.
  • Đối với trường hợp có điều kiện cho người bệnh uống than hoạt với liều lượng 1gam/kg cân nặng cho một người.
  • Nếu bệnh nhân đã hôn mê cần cho người bệnh nằm nghiêng để tránh những chất tiết gây sặc đường hô hấp
  • Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu trên đường đi bệnh nhân có dấu hiệu thở yếu cần hà hơi thổi ngạt hoặc cung cấp oxy tại chỗ bằng các phương tiện.

Cần lưu ý tuyệt đối không cho người bệnh uống những loại thuốc có rượu vi rượu làm cho chất độc ngấm vào máu nhanh hơn và tăng hiệu lực độc tố.

Phòng ngộ độc nấm như thế nào?

Để phòng ngộ độc nấm cần tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, nấm tự hái trên rừng mà chưa được nhận định. Tốt nhất nên ăn nấm mua ở siêu thị, những loại nấm đã được khoa học chứng minh là an toàn.

Phòng ngộ độc nấm như thế nào?Phòng ngộ độc nấm như thế nào?

Không ăn thử nấm hoặc cho động vật ăn thử bởi có nhiều nấm độc gây tử vong ngay nhưng có loại gây tử vong chậm sau 20 đến 24 giờ. Không hái nấm non để ăn bởi khi còn bé không thể phân biệt được nấm độc hay không và cũng không ăn nấm quá già.

Khi bị ngộ độc nấm cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị dù có hay chưa có biểu hiện bên ngoài. Nếu có người trong nhà đã có biểu hiện ngộ độc thì tốt nhất nên đưa những ăn đã sử dụng đi điều trị. Nấm nên ăn khi còn tươi và nếu để lâu thì không nên ăn bởi có thể nấm thường chuyển thành nấm độc sau thời gian dài.

Nguồn: https://ysidakhoa.net – Trường CĐ Y Dược Pasteur CS Sài Gòn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *