Viêm chóp xoay là một dạng tổn thương chóp xoay thường gặp ở những người có tính chất công việc phải đưa tay lên quá đầu lặp lại nhiều lần. vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?
- Những phương pháp nào được áp dụng điều trị thiếu máu cơ tim
- Cần lưu ý những gì để có thể chân đoán bệnh suy thận?
Viêm chóp xoay là bệnh gì?
Chóp xoay vai bao gồm các gân cơ cánh tay và cơ vai bám vào đầu trên của xương cánh tay. Các gân cơ bám chắc với nhau tạo thành gân chóp xoay, chịu trách nhiệm giúp khớp vai vững chắc. Viêm chóp xoay là một dạng tổn thương chóp xoay thường gặp ở những người có tính chất công việc phải đưa tay lên quá đầu lặp lại nhiều lần như thợ sơn, thợ mộc, chơi bóng gậy, bóng chày, quần vợt… hoặc những người mang vác vật nặng không đúng tư thế, người bị chấn thương do té ngã…cũng có thể mắc phải bệnh lý này.
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết bệnh viêm chóp xoay vai có thể là hệ quả từ những tổn thương sau:
- Viêm gân chóp xoay: dạng viêm gân cấp tính, đi kèm tình trạng lắng đọng canxi tại gân.
- Chèn ép gân: dạng viêm gân mãn tính, thường gặp khi gân bị kẹt giữa xương vai và chỏm xương cánh tay, hoặc do gai xương ở mặt dưới mỏm cùng.
- Rách gân với mức độ khác nhau, do té ngã, tai nạn hoặc do chèn ép gân ở người già.
Nguyên nhân gây bệnh Viêm chóp xoay là do đâu?
Những nguyên nhân được xác định gây nên tình trạng viêm chóp xoay vai là:
- Viêm gân hay bao khớp:
Viêm gân cấp: do lặp lại cùng một động tác nhiều lần như chơi bóng qua đầu, đưa tay lên cao qua đầu…
Viêm gân mãn tính: do người bệnh mắc phải các bệnh lý thoái hóa khớp, lặp lại sự mài mòn và rách gân theo tuổi.
Viêm bao hoạt mạc: do tập thể thao hoạt động quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm này.
Rách gân: đứt và rách gân do những chấn thương cấp tính, hay gân bị thoái hóa theo tuổi tác. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà rách gân có thể là bán phần hay toàn phần.
- Mất vững khớp vai: xảy ra chấn thương bất ngờ hay nhiều lần khiến chỏm xương cánh tay di chuyển ra ngoài ổ chảo.
- Thoái hóa khớp
- Gãy xương: Người bị bị chấn thương khiến xương bả vai bị gãy như xương đòn, xương cánh tay, xương bả vai.
Một số nguyên nhân khác gây bệnh viêm chóp xoay vai mà người bệnh có thể gặp phải là mắc các bệnh nền như u bướu, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm chóp xoay là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các triệu chứng điển hình của viêm chóp xoay vai mà người bệnh có thể gặp phải là:
- Đau âm ỉ bên trong vai, đau dần lên cổ hoặc lan xuống cánh tay nhưng không vượt quá khuỷu tay. Thường đau nhiều về đêm, sau một ngày làm việc vất vả.
- Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh có thể mất ngủ nhất là khi nằm nghiêng về bên đau.
- Bệnh nhân có cảm giác yếu ở cánh tay, khó khăn thực hiện các động tác như chải đầu, mặc áo, đưa tay ra phía sau đầu.
Người bệnh khi được bác sĩ kiểm tra cung vận động khớp vai ở nhiều tư thế và góc độ khác nhau sẽ cho các kết quả như:
- Viêm gân chóp xoay vai: cung gây đau nhất tại vị trí cánh tay ở góc 70° đến 120° so với thân người.
- Chèn ép gân chóp xoay: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân để thẳng cánh tay nép thân mình, xoay vào trong. Sau đó bác sĩ sẽ từ từ dạng tay trong bình diện xương vai, nếu bệnh nhân cảm thấy đau tại khu vực khoang dưới mỏm cùng hay tại bờ trước của mỏm cùng. Đây gọi là biện pháp va chạm Neer.
- Rách gân chóp xoay: bác sĩ giúp đưa cánh tay bệnh ra xa thân người bệnh, nâng lên cao về phía đầu, hạ xuống từ từ đến 90° và thấp hơn nữa thì sẽ thấy cánh tay của bệnh nhân rơi xuống một cách nhanh chóng do gân đã bị rách. Đây gọi là biện pháp rơi cánh tay.
Chẩn đoán bệnh viêm chóp xoay?
Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm chóp xoay vai như sau:
- Tuổi tác: Người lớn tuổi (trên 40 tuổi) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tính chất công việc thường xuyên dùng cánh tay đặc biệt là di chuyển cánh tay quá đầu lặp lại nhiều lần: chơi bóng chày, chơi bắn cung, chơi quần vợt, thợ mộc, thợ sơn…
- Di truyền: Gia đình có người từng bị viêm chóp xoay vai.
Điều trị bệnh viêm chóp xoay?
Điều trị nội khoa: Y sĩ đa khoa cho biết bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng viêm nhóm NsAID trong giai đoạn đầu. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm thêm steroid vào khớp vai khi điều trị viêm gân chóp xoay nhưng nên cẩn trọng vì có thể làm yếu gân và làm chậm quá trình phục hồi tổn thương gân.
Vật lý trị liệu: kết hợp với quá trình luyện tập cũng giúp cải thiện bệnh nhiều hơn.
Phẫu thuật: phẫu thuật nội soi lấy bỏ gai xương, sửa chữa khôi phục gân, chuyển gân, thay thế gân, làm rộng khoang dưới mỏm cùng, khâu lại gân chóp xoay…