Những triệu chứng phổ biến nhất ở người bệnh huyết áp cao?

Huyết áp cao là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong, nhất là những người trẻ tuổi có lối sống thiếu khoa học. Vậy triệu chứng và phương pháp điều trị hiện tượng tăng huyết áp ra sao?

Nhận biết bệnh tăng huyết áp qua dấu hiệu điển hình nào?

Để phát hiện bản thân có bị bệnh huyết áp cao hay bị tăng huyết áp hay không, bạn nên áp dụng một số dấu hiệu điển hình dưới đây một cách chính xác nhất.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Nhức đầu không rõ lý do một cách bất thường;
  • Lãng trí, đãng trí, không nhớ tốt;
  • Mệt mỏi, khó chịu;
  • Hoa mắt chóng mặt bất thường;
  • Đau ngực không rõ nguyên nhân;
  • Khó thở, thở không bình thường;
  • Nhịp tim không đều, tim đập nhanh hơn bình thường;
  • Đi tiểu ra máu bất thường;
  • Đổ mồ hôi nhiều mà không rõ vì sao;
  • Hoa mắt, buồn nôn;
  • Buồn nôn kỳ lạ;
  • Cảm giác tim đập thình thịch trong lồng ngực, tai, hoặc cổ và thấy khó chịu trong người.

Dựa vào một số dấu hiệu điển hình trên đây mà nhiều bác sĩ chuyên khoa bệnh tim mạch có thể nhận biết và đánh giá tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp hay các bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác một cách chính xác nhất.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp

Không chỉ nhờ các dấu hiệu điển hình mà các bác sĩ chuyên khoa còn nhờ vào một số chỉ số và phương pháp dưới đây để nhận định bạn có thể mắc bệnh tăng huyết áp hay không. Theo bác sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cụ thể là các thông tin như sau:

  • Chỉ số huyết áp ra sao;
  • Bệnh sử của bệnh nhân;
  • Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh;
  • Bệnh sử của những thành viên trong gia đình có ai đã từng mắc bệnh chưa;
  • Khám sức khỏe tổng quát.
  • Các xét nghiệm khác, chẳng hạn như đo điện tâm đồ (EKG hay ECG) hoặc siêu âm tim, xét nghiệm nước tiểu, và chụp X-quang.

Một số phương pháp điều trị tăng huyết áp cụ thể như sau:

Dựa vào một số dấu hiệu Y học lâm hàng và  điển hình để đề ra các phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp phù hợp bao gồm: điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc chuyên môn. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp bao gồm:

Thuốc lợi tiểu thiazid: Hay còn được gọi là thuốc nước, thuốc lợi tiểu làm giảm huyết áp bằng cách giúp thận loại bỏ nước và muối. Thuốc lợi tiểu thường làm tăng số lần đi tiểu của bệnh nhân.

Thuốc ức chế beta: Có tác dụng làm giãn các mạch máu, giảm nhịp tim, do đó làm giảm cung lượng tim của bạn. Acebutolol (Sectral®) và atenolol (Tenormin®) là những loại thuốc ức chế beta phổ biến nhất. Bạn nên kết hợp thuốc ức chế Beta với các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối đa.

Ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE): Thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin ngăn chặn sự tắc nghẽn hình thành bên trong các mạch máu, giữ cho chúng rộng rãi và thông suốt. Những người mắc bệnh thận mãn tính sẽ cần các chất ức chế ACE.

Ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB): ARB hoạt động giống như chất ức chế ACE. Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với các thuốc ức chế men chuyển ACE, , họ sẽ được khuyến cáo sử dụng ARB để thay thế.

Thuốc ức chế kênh canxi: Thuốc ức chế kênh canxi làm giãn các mạch máu của bạn, do đó làm giảm áp lực tác dụng lên chúng. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ khiến bạn bị đau nửa đầu, sưng khớp, và táo bón. Thuốc này không nên uống với nước bưởi ép vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.

Chất ức chế renin: Chất ức chế renin cản trở sản xuất renin, có tác dụng đối với tăng huyết áp. Bạn không nên dùng chất ức chế renin với các chất ức chế ACE hoặc ARB để tránh các biến chứng nghiêm trọng khi sử dụng.

Trên đây là kiến thức cơ bản dành cho bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và cách điều trị một cách hiệu quả và an toàn nhất. Thông tin này cũng rất có ích với những bệnh nhân bị các bệnh về xương khớp như người cao tuổi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *