Ngày nay, bệnh gút đang ngày càng trở nên phổ biến, là một dạng viêm khớp thường gây ra những cơn đau rất khó chịu cho người bệnh.
- Bệnh án nội khoa viêm cầu thận cấp
- Bệnh án nội khoa hội chứng thận hư
- Bệnh án nội khoa cơn đau quặn thận do sỏi thận
Nguyên nhân gây ra bệnh gút là gì?
Bệnh thường gặp ở những nam giới có độ tuổi từ 40 – 50 và đang có dấu hiệu trẻ hóa, ở phụ nữ thường gặp sau thời kỳ mãn kinh xuất phát từ thói quen ăn uống không hợp lý. Với những người mắc bệnh gút, ngoài việc tích cực điều trị thì người bệnh cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề để nâng cao hiệu quả chữa trị, theo các Bác sĩ chuyên khoa thì sự hình thành phát triển của bệnh có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống của bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc hiểu biết về các loại thực phẩm cần tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng thêm là rất cần thiết. Cùng các Bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về chế độ ăn uống hợp lý nhằm hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh cũng như những loại thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh gút để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.
Hỏi: Bệnh gút nguy hiểm như thế nào?
Trả lời:
Gút là hiện tượng lắng đọng những tinh thể Urat do sự rối loạn trao đổi chất Axid Uric tại các khớp xương và những mô bao quanh gây sưng và đau nhức cho người bệnh. Những vị trí thường bị đau do bệnh gút là khớp ngón chân, ngón tay, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay…
Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh nội khoa gút là các cơn đau ở khớp kèm theo biểu hiện nóng, sưng, đau và mềm tại một hoặc nhiều khớp, viêm khớp, viêm cạnh khớp, lắng đọng sạn Urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp, lắng đọng sạn Urat thận gây bệnh viêm thận kẽ, suy thận cấp… do gút. Những cơn đau do bệnh gút gây ra có thể giảm đi trong khoảng 7 – 10 ngày kể cả khi không được điều trị nhưng sẽ tiếp tục tái phát sau vài tháng hoặc vài năm. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và rất khó điều trị.
Dấu hiệu bệnh gút là gì?
Hỏi: Thưa Bác sĩ, với bệnh nhân bị mắc bệnh gút nên có chế độ ăn như thế nào là hợp lý?
Trả lời:
Ngày nay, bệnh gút không còn được xem là chứng bệnh nhà giàu mà ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống giàu đạm hay ăn nhiều các loại thức ăn chế biến sẵn, chế độ ăn chay trường không hợp lý,… là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Theo các nghiên cứu đã được công bố thì lượng axit uric và muối urate trong máu tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút. Axit uric và urate trong máu tăng cao chủ yếu là do axit uric ngoại sinh – sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin bên trong thức ăn. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng với việc hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân gút cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, với người nặng trung bình 50 kg thì không được ăn quá 100g thức ăn giàu đạm mỗi ngày, tuyệt đối không sử dụng các loại thức uống chứa cồn và loại có ga vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng bệnh, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng thêm. Một số thực phẩm có thể giúp hạn chế hoặc ổn định sự phát triển của bệnh gút như thực phẩm giàu chất xơ, nên uống nhiều nước, trà xanh cũng là một lựa chọn tốt cho những trường hợp mắc bệnh gút.
Hỏi: Khi bị mắc một chứng bệnh nào đó thì tâm lý của bệnh nhân thường sẽ thắc mắc bản thân nên kiêng những món ăn gì, vậy xin hỏi Bác sĩ có thể cho biết người bị bệnh gút nên kiêng những thực phẩm như thế nào để tránh tình trạng bệnh nặng thêm không?
Trả lời:
Khi đưa một lượng lớn purin vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu gây bệnh gút. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh gút thì người bệnh nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm giàu đạm có gốc purin để tránh cho người bệnh phải đối mặt với các cơn đau buốt kèm theo các triệu chứng y học lâm sàng như: Sưng, nóng, đỏ, đau ở một hoặc nhiều khớp gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân gút nên kiêng để tránh tình trạng bệnh nặng thêm:
Thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc Purin
Người mắc bệnh gút nên kiêng những loại thức ăn giàu đạm có nguồn gốc Purin như hải sản, các loại thịt màu đỏ, trứng gia cầm, nội tạng động vật… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế những thực phẩm giàu đạm khác như:
Người mắc bệnh Gout không nên ăn thịt đỏ
- Đạm từ động vật: Thịt gà, lợn, vịt,…
- Cá và các loại thủy sản: cua, ốc, ếch,…
- Đạm thực vật và các chế phẩm từ thực vật: đậu trắng, đậu đỏ, đậu xạnh, … Sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ,…
- Thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh: Măng tre, trúc, măng tây, giá, nấm, … làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
Thực phẩm giàu chất béo no
Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như là mì tôm, thức ăn nhanh… hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của người bệnh.
Các loại thức uống có cồn, nước ngọt có ga
Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…hạn chế đồ uống có ga, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng tình trạng bệnh gout. Thậm chí, bệnh nhân gút nên giảm các đồ uống có vị chua như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Các Bác sĩ khuyến cáo, trong quá trình điều trị bệnh gút thì bệnh nhân cũng không được kiêng ăn quá mức vì cơ thể cần phải có sự thích nghi với chế độ ăn uống mới. Bên cạnh đó, nếu cơ thể thiếu protein thì sẽ gây ra thêm nhiều bệnh lý khác, người bệnh nên cân nhắc để có chế độ ăn uống thích hợp.
Nguồn: Ysidakhoa.net