Nguyên nhân và những biểu hiện khi bị lệch đĩa đệm

Bệnh lệch đĩa đệm gây ra những bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân và những biểu hiện phổ biến khi bị lệch đĩa đệm là gì?

Nguyên nhân bệnh lệch đĩa đệm

Y sĩ đa khoa cho biết một số nguyên nhân lệch đĩa đệm mà một người bệnh có thể gặp phải khi mắc bệnh như sau:

Do các vấn đề làm việc và vận động hoặc tình trạng lao động quá sức hoặc sai tư thế của người bệnh dẫn tới đĩa đệm và cột sống của người bệnh bị tổn thương

Do vấn đề tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số một số bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra thì khi đó đĩa đệm và cột sống bị mất nước gây thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương

Do chấn thương tại vùng lưng

Các bệnh lý bẩm sinh vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…

Yếu tố di truyền từ đời cha mẹ

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh lệch đĩa đệm như:

Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho các đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở những vùng thắt lưng

Công việc: một số người lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao bị lệch đĩa đệm

Dấu hiệu bệnh lệch đĩa đệm

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ một số dấu hiệu lệch đĩa đệm điển hình bao gồm:

Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có các cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi bị bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày cho tới vài tuần hoặc thậm chí vài tháng hoặc có các cơn đau rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.

Biểu hiện tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức. Khi đó người bệnh lệch đĩa đệm sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong cơ thể,…

Yếu cơ, bại liệt: Giai đoạn này người bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gặp tình trạng lệch đĩa đệm khó có thể đi lại vận động, dần dần có thể bị teo hai chân hoặc teo cơ và liệt một số chi khiến người bệnh phải ngồi xe lăn.

Cũng có các trường hợp bệnh nhân bị lệch đĩa đệm tuy nhiên không có dấu hiệu gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến thầy thuốc ngay khi có các biểu hiện sau:

Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều tới sinh hoạt thường nhật

Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu

Tình trạng mất cảm giác tại một số vị trí gọi là yên ngựa tại cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân và vùng quanh hậu môn

Lệch đĩa đệm trường hợp người bệnh không được chữa trị sớm sẽ để lại các biến chứng nặng nề:

Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống sẽ gây chèn ép rễ thần kinh và làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc nặng hơn là bại liệt cả người.

Hội chứng đuôi ngựa: các rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép nên sẽ khiến việc đi đại tiện của người bệnh lệch đĩa đệm không kiểm soát.

Người bệnh lệch đĩa đệm không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, một số chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.

Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh của bệnh nhânbị tổn thương có thể gây ra một số ảnh hưởng tới cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *