Những nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào trở lại lên thực quản. Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào trở lại lên thực quản

NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ EM?

Nguyên nhân sinh lý

  • Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Hệ thống tiêu hóa và dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện, hơn nữa dạ dày lại nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn.
  • Cơ thắt thực quản chưa phát triển: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, cơ thắt thực quản đóng mở chưa đều khiến cho thức ăn bị trào ngược lên thực quản.
  • Thức ăn tiêu thụ mỗi ngày: Đa phần trẻ nhỏ thường tiêu thụ các loại thức ăn lỏng như cháo, sữa nên rất dễ lọt ra ngoài khi xuất hiện khe hở.
  • Uống sữa ngoài: Trẻ em sử dụng sữa bò sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện trào ngược dạ dày hơn bú sữa mẹ. Do sữa bò tiêu hóa chậm nên nằm lại trong dạ dày lâu hơn.
  • Sai tư thế khi cho bé bú: Thông thường nhiều mẹ thường có thói quen vừa nằm vừa cho em bé bú vào ban đêm. Tuy nhiên ở tư thế này dạ dày sẽ nằm ngang nên khi sữa xuống dạ dày lại trào ngược lên miệng.
  • Trẻ nằm nhiều: Nằm nhiều sẽ khiến cho lượng thức ăn đọng lại dạ dày lâu và dễ gây trào ngược dạ dày

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến trẻ mắc phải chứng trào ngược dạ dày như thoát vị cơ hoành hay sa dạ dày ở mức độ nặng làm cho cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu, từ đó đẩy thức ăn trào lên thực quản (thường gặp ở trẻ 1 tuổi).

Một số trường hợp ở trẻ bị bại não, hở van tim bẩm sinh hay nhiễm trùng toàn thân cũng có khả năng cao bị trào ngược dạ dày.

Thông thường trẻ sở sinh đến 2 tuổi bị trào ngược dạ dày là do nguyên nhân sinh lý. Có đến 90% số trẻ sẽ hết hiện tượng này ở tháng 12 – 18 tháng. Tuy nhiên đối với trẻ 2 tuổi trở đi thì dấu hiệu bệnh này là do bệnh lý gây nên.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý khi có các dấu hiệu như:

  • Đau phía sau xương ức kèm ợ nóng.
  • Tăng cân chậm, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu.
  • Ho thường xuyên hoặc tái phát, thở khò khè, khó nuốt.
  • Thường xuyên ói, quấy khóc, biếng ăn, đêm ngủ không yên.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em do sinh lý thường không kéo dài hay gây ra biến chứng, trẻ vẫn bú, ăn uống, tăng cân bình thường và không quấy khóc khó chịu.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng:

  • Chảy máu thực quản.
  • Sưng tấy và nóng rát thực quản.
  • Xuất hiện vấn đề hô hấp do axit trào ngược vào khí quản, phổi hoặc mũi.
  • Hình thành mô sẹo trong thực quản gây ảnh hưởng việc nuốt thức ăn.

Theo các Giảng viên Y sĩ đa khoa TPHCM khuyên mọi người: Nếu xuất hiện các triêu chứng trên bạn nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nha khoa để được thăm khám. Đặc biệt không được tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây nên

CÁCH PHÒNG NGỪA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY TRẺ EM

Trong quá trình chăm sóc, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Chuẩn bị quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít và cho ăn thường xuyên.
  • Sau khi ăn, bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút, tránh để trẻ nằm xuống ngay.
  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit, cay, caffeine, nhiều chất béo có hại vì những thực phẩm này rất có hại cho sức khỏe dạ dày.
  • Cho trẻ bú ở tư thế đầu cao 30 độ và để bé nằm duy trì ở tư thế này cả lúc ngủ, hoặc có thể nằm nghiêng bên trái giúp làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.

Trường hợp các triệu chứng trào ngược trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc trị đau dạ dày như:

  • Thuốc kháng thụ thể H2 giúp ngăn chặn tiết axit dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton giúp làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra.
  • Thuốc prokinetic được sử dụng để làm tăng co bóp thực quản và tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới giúp làm rỗng dạ dày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *