Phác đồ điều trị và hướng dẫn điều trị viêm phổi cấp do Vi rút Cô rô na – En Cô-vi 2019

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Cô rô na mới

Các chuyên gia y tế tại Cao đẳng Y Dược – Trường CĐ Y Dược Pastuer cho biết: “Virus này lại nhạy cảm với ánh sáng, tia cực tím, vì vậy các chuyên gia đưa ra khuyến cáo người dân nên mở cửa sổ để môi trường thoáng khí, ở ngoài điều kiện tự nhiên không nhất thiết phải dùng dụng cụ khẩu trang. Đây là những nghiên cứu có căn cứ và xuất phát từ tính khoa học.”

Dịch bệnh viêm phổi do virus corona ngày càng gia tăng
Dịch bệnh viêm phổi do virus corona ngày càng gia tăng

Ca bệnh nghi ngờ (Suspected case) bao gồm các trường hợp như sốt và viêm phổi, hoặc viêm phổi kẽ, hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-quang tổn thương các mức độ khác nhau mà không lý giải được bằng các nhiễm trùng hoặc căn nguyên khác, bao gồm tất cả các trường hợp có chỉ định lâm sàng xét nghiệm viêm phổi cộng đồng; và sống hoặc đi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do vi rút Cô rô na (corona) mới trong vòng 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng, tiếp xúc (trong thời gian ủ bệnh 14 ngày) với trường hợp sốt và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do vi rút Cô rô na mới; sốt và có các triệu chứng bệnh lý hô hấp (ho, khó thở…); và có mặt tại các cơ sở y tế ở các vùng dịch tễ đã xác định có các ca mắc bệnh do vi rút Cô rô na mới liên quan tới chăm sóc y tế; hoặc tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày; sốt hoặc có các triệu chứng hô hấp và khởi phát trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với trường hợp có thể hoặc khẳng định mắc bệnh do En-Cô-vi .

Ca bệnh xác định (Confirmed case) là ca bệnh có biểu hiện lâm sàng như đã nêu trên và được xét nghiệm Real time RT – PCR dương tính với En-Cô-vi .

Chẩn đoán phân biệt: viêm phổi do En-Cô-vi  gây ra cần được chẩn đoán phân biệt với cúm nặng (cúm A/H1N1 hoặc cúm gia cầm A/H5N1…); SARS-CoV và MER-COV; viêm phổi không điển hình do các căn nguyên khác như vi rút hợp bào hô hấp (SRV), adenovirus, mycoplasma,…

Xét nghiệm cận lâm sàng xác định En-Cô-vi là kỹ thuật Real time RT – PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Lưu ý đối với các trường hợp đầu tiên nghi nhiễm vi rút Cô rô na mới, các đơn vị cần lưu mẫu và chuyên mẫu đến các cơ sở xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép khẳng định; việc thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm phải thực hiện theo quy định; thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng thường qui phục vụ chẩn đoán, tiền lương, theo dõi bệnh nhân.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus Cô rô na En-Cô-vi -2019

Theo tin tức y dược, các ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh; ca bệnh xác định cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn; hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).

Hình ảnh virus corona chủng mới nCoV-2019

Phác đồ điều trị – Hướng dẫn điều trị viêm phổi cấp

Điều trị suy hô hấp ở mức độ nhẹ:

– Nằm đầu cao 30° – 45°

– Cung cấp ôxy: Khi Sp0 < 92% hay PaO25 65mmHg hoặc khi có khó thở (thở găng sức, thở nhanh, rút lõm ngực).

+ Thở Oxy qua gọng mũi: 1 – 5 lít/phút sao cho Sp0 > 92%.

+ Thở oxy qua mặt nạ đơn giản: oxy 6 – 12 lít/phút khi thở oxy qua gọng mũi không giữ được SpO2 > 92%.

+ Thở oxy qua mặt nạ có túi dự trữ: lưu lượng oxy đủ cao để không xẹp túi khí ở thì thở vào, khi mặt nạ đơn giản không hiệu quả.

Điều trị suy hô hấp ở mức độ trung bình:

– Thở CPAP hoặc thở ôxy dòng cao qua gọng mũi (High Flow Nasal Canula) nếu có: Được chỉ định khi tình trạng giảm oxy máu không được cải thiện bằng các biện pháp thở oxy, SpO2 < 92%. Nếu có điều kiện, ở trẻ em nên chỉ định thở CPAP ngay khi thất bại với thở oxy qua gọng mũi.

+ Mục tiêu: SpO2 > 92% với FiO2 bằng hoặc dưới 0,6

+ Nếu không đạt được mục tiêu trên có thể chấp nhận mức SpO2 > 85%.

– Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP: Chỉ định khi người bệnh có suy hô hấp còn tỉnh, hợp tác tốt, khả năng ho khạc tốt.

Điều trị suy hô hấp ở mức độ nặng:

Hỗ trợ hô hấp

– Thông khí nhân tạo xâm nhập:

+ Chỉ định khi người bệnh có suy hô hấp nặng và không đáp ứng với thông khí nhân tạo không xâm nhập.

 + Bắt đầu bằng phương thức thở kiểm soát thể tích, với Vt thấp từ 6 – 8 ml/kg, tần số 12-16 lần/phút, I/E = 1/2, PEEP = 5 và điều chỉnh FiO2 để đạt được SpO2 > 92%.

+ Nếu tiến triển thành ARDS, tiến hành thở máy theo phác đồ thông khí nhân tạo tăng thán cho phép.

+ Với trẻ em, có thể thở theo phương thức kiểm soát áp lực (PCV). Tùy tình trạng người bệnh để điều chỉnh các thông số máy thở phù hợp.

– Trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ECMO (Extra-Corporeal Membrane Oxygenation):

+ ECMO có thể cân nhắc sử dụng cho người bệnh ARDS không đáp ứng với các điều trị tối ưu ở trên.

+ Do ECMO chí có thể được thực hiện tại một số cơ sở tuyến Trung ương, nên trong trường hợp cân nhắc chỉ định ECMO, các tuyến dưới nên quyết định chuyên người bệnh sớm và tuân thủ quy trình vận chuyển người bệnh do bộ Y tế quy định.

Hỗ trợ chức năng các cơ quan:

Ổn định huyết động: đảm bảo khối lượng tuần hoàn, thuốc trợ tim, vận mạch nếu cần.

Hỗ trợ chức năng thận:

Đảm bảo cân bằng dịch, duy trì huyết động ổn định, thuốc lợi tiểu lợi tiểu; lọc máu (ngắt quãng hoặc liên tục) hay lọc màng bụng khi có chỉ định.

Hỗ trợ chức năng các cơ quan khác:

Tùy từng trường hợp cụ thể.

Điều trị hỗ trợ:

  • Dùng thuốc giảm họ nểu có ho nhiều nhỏ mũi bằng các thuốc nhỏ mũi thông thường.
  • Hạ sốt: nếu sốt trên 38,5° C thì cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10 – 15 mg/kg ở trẻ em, với người lớn không quá 2 g/ngày.
  • Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan.
  • Đảm bảo dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết.
  • Trường hợp bội nhiễm phế quản phổi nên dùng kháng sinh phổ rộng và có tác dụng với vi khuẩn gây nhiễm trùng ở bệnh viện.
  • Đối với trường hợp nặng, cân nhắc dùng gammaglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG).
  • Điều trị bệnh nền (nếu có).

Tiêu chuẩn xuất viện: người bệnh được xuất viện khi hết sốt ít nhất 3 ngày; toàn trạng tốt gồm mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường; X-quang phổi cải thiện; chức năng thận trở về bình thường.

Sau khi xuất viện: người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị.

Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *