Sự khác biệt giữa dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa là gì?

Dị ứng được xem là một chuỗi những phản ứng có hại của hệ miễn dịch con người đối với các dị nguyên từ môi trường xung quanh. Vậy giữa dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa phân biệt như thế nào?

Sự khác biệt trong nguyên nhân dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa

PHÂN BIỆT DẤU HIỆU DỊ ỨNG THỜI TIẾT VÀ DỊ ỨNG CƠ ĐỊA

Dị ứng cơ địa, dị ứng thời tiết đều là hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa gây tổn thương da với các dấu hiệu giống nhau:
Dị ứng thời tiết: Là bệnh liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể, phản ứng lại các tác nhân từ môi trường, cụ thể triệu chứng nổi mẩn đỏ, mề đay mẩn ngứa xuất hiện sau khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột.
Dị ứng cơ địa: Vốn người bệnh đã mang trong mình yếu tố gây dị ứng từ lúc sinh ra. Khi gặp điều kiện thích hợp, bệnh bùng phát. Biểu hiện nổi mẩn, ngứa da, nổi mụn nước.

DỊ ỨNG THỜI TIẾT VÀ CƠ ĐỊA CÓ NGUY HIỂM TỚI SỨC KHỎE KHÔNG?

Dấu hiệu dị ứng sẽ nguy hiểm khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu khó thở, tụt huyết áp đột ngột, nhiễm trùng da…
Việc chữa trị bệnh rất khó để chấm dứt hoàn toàn. Người bệnh nên tìm đến các địa chỉ khám chữa uy tín để khám chữa, tìm ra nguyên nhân gây dị ứng để có cách xử lý phù hợp.

Điều trị bệnh dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa ngay tại nhà

CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT, DỊ ỨNG CƠ ĐỊA ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Tùy từng trường hợp bệnh mà chúng ta có cách chữa trị khác nhau. Nếu mức độ dị ứng nhẹ, các nốt mẩn đỏ, mề đay dị ứng chỉ xuất hiện vài tiếng hoặc 1-2 ngày là hết, bạn có thể khống chế cơn ngứa, làm giảm tiến triển bệnh bằng một số mẹo:

Cách chữa bằng mẹo dân gian

  • Lá lốt: Rửa sạch, vò nát, đun thật kỹ. Để nguội, dùng khăn sạch thấm nước lá lốt lên vùng da nổi mẩn ngứa. Sau khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch, thực hiện liên tục 2 lần/ngày.
  • Lá trà xanh: Lấy lá trà xanh tươi/khô, nấu với nước sôi để nguội và uống tối thiểu 2 ly/ngày để loại bỏ các độc tố trong cơ thể
  • Mật ong: Pha mật ong với nước ấm để uống hàng ngày vào sáng và tối

Điều trị dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa bằng thuốc tân dược

Hiện thuốc kháng histamine; corticoide dạng bôi hoặc tiêm là thuốc chữa cơ địa dị ứng thời tiết phổ biến.
Các loại thuốc này có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa, nhưng nếu lạm dụng, người bệnh dễ bị phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn… Đáng nói, các loại thuốc y học hiện đại chỉ hướng tới làm giảm triệu chứng mà chưa chú trọng đến việc điều trị tận gốc.

BỆNH NHÂN DỊ ỨNG THỜI TIẾT, CƠ ĐỊA NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ?

Những thực phẩm mà bệnh nhận bị dị ứng thời tiết và dị ứng cơ địa nên ăn và kiêng ăn như sau:

  • Người bệnh dị ứng nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, rau, củ, quả, sữa chua…
  • Nên kiêng các món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, đậu phộng, rượu bia…
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng, như: Khói thuốc, khói bụi, phấn hoa…
  • Chủ động giữ ấm cơ thể
  • Hạn chế gãi để tránh làm tổn thương da.

Theo Bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa khuyên mọi người: Các cách chữa dị ứng thời tiết và cơ địa nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ. Nếu các triệu chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến địa chỉ y tế uy tín để được khám và chữa kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *