Lao cột sống là bệnh lao ngoài phổi hiếm gặp nhưng có triệu chứng phức tạp, có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và các chi
- Bạn hiểu như thế nào về tình trạng thiếu xương và loãng xương?
- U nang baker – nang hoạt dịch vùng khoeo chân gây nên biến chứng gì?
- Đau nhức từ mông xuống bắp chân là do các bệnh nào gây nên?
Lao cột sống là bệnh có nguyên nhân xuất phát từ sự nhiễm khuẩn
BỆNH LAO CỘT SỐNG LÀ GÌ?
Bệnh lao cột sống hay còn gọi là bệnh Pott do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh.
Bệnh được phát hiện vào cuối thế kỷ thứ XIX do một thầy sản phẩm ngoại khoa người Anh có tên là Percivall Pott. Bệnh chủ yếu gây tổn thương ở đĩa đệm và thân đốt sống, hiếm khi gây tổn thương ở cung sau.
ĐỘ TUỔI NÀO DỄ BỊ LAO CỘT SỐNG?
Theo Bác sĩ, Giảng viên Y sĩ đa khoa cho biết: Lao cột sống xảy ra thứ phát sau lao phổi hay lao đường ruột do vi trùng Mycobacterium tuberculosis hominis gây ra. Vi trùng lao thường phá huỷ thân đốt sống nhiều nhất, nơi có nhiều mạch máu, nhiều oxygen (hơn 95%); một số rất ít gây tổn thương cung sau đốt sống (dưới 5%). Trên thế giới, trong khoảng năm 1920 – 1950, đa số trẻ em bị lao cột sống chiếm tỷ lệ 50 – 60%.
Vào cuối thế kỷ 20, tỷ lệ này giảm dần, còn khoảng dưới 40% trong nhóm trẻ dưới 15 tuổi ở nước ta (năm 1980). Hiện nay, bệnh này gặp đa số ở người lớn mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là lứa 21 – 30 tuổi (khoảng 30%) và lứa 41 – 50 tuổi.
Vùng đốt sống cổ bị lao cột sống ít nhất khoảng 4%. Lao cột sống vùng ngực và thắt lưng chiếm khoảng 96%, trong đó lao cột sống ngực chiếm gần 80%. Lao cột sống xảy ra nhiều nhất từ các đốt sống ngực bảy đến đốt sống thắt lưng ba. Đa số lao cột sống ở đốt sống ngực thấp.
NHỮNG BIỂU HIỆN CÓ THỂ GẶP Ở BỆNH LAO CỘT SỐNG
Lao cột sống là bệnh mạn tính, thứ phát. Sự phá huỷ các thân đốt sống xảy ra âm thầm, vì thế các triệu chứng xuất hiện rất chậm. Các triệu chứng chủ quan của lao cột sống cũng giống lao phổi: sốt nhẹ về chiều, biếng ăn hay chán ăn, mất trọng lượng, ốm dần, mỏi mệt…
Đau là triệu chứng ban đầu
Lúc đầu âm ỉ, tăng về chiều đến về đêm, nơi vùng đốt sống bị tổn thương. Ngồi lên, đi lại đau tăng thêm. Đau thường khu trú ở một, hai đốt sống vùng ngực, nếu bị lao cột sống ngực. Đau càng ngày càng tăng cường độ, nhất là khi mắc lao vùng thắt lưng. Đau do lao cột sống thắt lưng có thể dữ dội hơn cả đau thần kinh toạ khi cột sống thắt lưng bị phá huỷ nặng, một hay hai chân co giật và đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép. Đau giả thần kinh toạ là một ám ảnh lớn của bệnh nhân mắc lao cột sống thắt lưng thấp.
Teo chân
Chân teo nhỏ lại, nhất là vùng trước ngoài cẳng chân hay bắp chuối chân, thường thấy trong lao cột sống thắt lưng. Triệu chứng teo một hay hai chân xuất hiện nhanh do chèn ép rễ thần kinh cẳng chân. Teo hai chân đồng bộ thấy trong liệt vận động hai chân, do chèn ép tuỷ sống, xuất hiện chậm hơn.
Rối loạn biến dưỡng da, lông, móng
Hay thấy ở hai chân khi có chèn ép rễ thân kinh.
Áp xe lao
Thường thấy phồng lên trong ổ bụng dưới bên phải hay bên trái. Khi áp xe này lớn sẽ chui qua dây chằng bẹn, xuống đùi, giống dạng áp xe hình nút áo. Áp xe lao có thể lớn sau mông, vùng tam giác Petit trên mào chậu sau, xuống vùng u toạ, hay ra mặt ngoài đùi… Áp xe vùng cổ rất ít thấy, nằm trên vùng ức – cổ hay trên xương đòn.
Dò mủ xảy ra khi áp xe quá lớn dưới da, áp xe bể và chảy mủ ra da. Chỗ dò mủ rất khó lành nếu bệnh nhân không được chẩn đoán ra biến chứng áp xe do lao cột sống và điều trị kháng lao đúng mức.
Liệt vận động hai chân
Thường thấy hơn liệt vận động tứ chi, đa phần do lao cột sống ngực thấp. Liệt vận động tứ chi hay hai chân là biến chứng nặng nhất có thể đưa đến tử vong.
Bệnh lao cột sống chỉ xảy ra ở phần trước cột sống
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN NHÂN LAO CỘT SỐNG
Bác sĩ khám lâm sàng kỹ hơn sẽ giúp chẩn đoán bệnh sớm với sự giúp đỡ của chẩn đoán hình ảnh học. X-quang thường quy phát hiện ra tổn thương lao rất chậm, khi bệnh diễn biến lâu, tổn thương lao cột sống đã quá nặng sau vài tháng. Hình ảnh cộng hưởng từ giúp chẩn đoán lao cột sống sớm nhất trong tháng đầu, sau khởi bệnh.
X-quang cắt lớp điện toán giúp xem rõ sự phá huỷ thân đốt và tính kế hoạch phẫu thuật hàn xương. Các xét nghiệm máu chỉ nhằm hỗ trợ. Khám vi trùng lao, xét nghiệm PCR giúp chẩn đoán xác định khi lấy được các bệnh phẩm như mủ, bã đậu hay xương chết trong ổ lao. Giải phẫu bệnh chỉ kết luận lao cột sống khi phát hiện các san thương lao đặc thù, thường chiếm tỷ lệ chẩn đoán xác định không cao.
Khoảng 88% bệnh nhân có thể điều trị bảo tồn. Chẩn đoán sớm bệnh sẽ rất quan trọng vì bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn khỏi bệnh trong giai đoạn này.
Điều trị kháng lao là chủ yếu. Không cần mang nẹp thân. Không cần nằm nhà thương. Không cần nghỉ làm các việc nhẹ. Vẫn sinh hoạt hàng ngày bình thường. Thuốc kháng lao phải được dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân còn phải được bác sĩ theo dõi thường xuyên, tránh tái phát.
CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT PHẢI THẬN TRỌNG BỆNH NHÂN LAO CỘT SỐNG
Khoảng 12% bệnh nhân cần được phẫu thuật điều trị. Chỉ định mổ rất thận trọng trong các trường hợp: áp xe lao lớn, đau nhiều, liệt vận động hai chân hay tứ chi…
Phẫu thuật kinh điển (phẫu thuật Hodgson hay phẫu thuật Hong Kong) là mổ lối vào trước xương sống để:
- Dọn dẹp ổ lao (mủ, mô bã đậu, xương chết, đĩa sống hư biến gây chèn ép tuỷ sống hay rễ thần kinh).
- Ghép xương liên thân đốt từ đốt lành bên trên qua đốt lành bên dưới.
- Nếu bệnh nhân có điều kiện, phẫu thuật viên có thể áp dụng thêm dụng cụ cố định cột sống trước hay sau.
Nếu chỉ dọn dẹp ổ lao và ghép xương thì thời gian nằm chờ lành xương khoảng hai tháng. Nếu có kèm theo phẫu thuật cố định dụng cụ thì chỉ vài ngày sau mổ bệnh nhân đã ngồi lên tập luyện đi lại.
Lưu ý, cho dù bệnh nhân được điều trị bảo tồn hay phẫu thuật thì thuốc kháng lao vẫn phải dùng: đúng thời gian (liên tục cho đến đủ một năm), đúng cách (uống buổi sáng lúc bụng đói), đủ thuốc (ít nhất hai thuốc diệt trùng), đúng liều lượng…