Tìm hiểu những tác nhân dẫn tới hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một bệnh lý tự miễn có liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể. Sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt

Hội chứng Sjogren là bệnh gì?

Hội chứng Sjogren là bệnh lý lành tính, là một bệnh lý tự miễn có liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như: tuyến lệ, tuyến nước bọt. Sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt, gây nên các triệu chứng đặc trưng: khô niêm mạc, khô mắt và khô miệng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh.

Bên cạnh tuyến lệ và tuyến nước bọt, tuyến giáp, khớp, da, phổi, gan, thận, và các tế bào thần kinh cũng có thể bị ảnh hưởng, gây suy giảm chất lượng sống của người bệnh. Bệnh thường phổ biến hơn ở nữ giới, theo các chuyên gia thì tỷ lệ mắc bệnh của nữ cao gấp 9 lần so với nam, thường gặp trong độ tuổi trung niên từ 40 đến 60.

Hội chứng Sjogren cũng có thể xuất hiện đơn độc một mình nhưng thường đi kèm với các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch khác như: viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, viêm gan ứ mật tiên phát, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm động mạch và xơ phổi kẽ.

Nguyên nhân gây hội chứng Sjogren là do đâu?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hội chứng Sjogren được xếp loại vào nhóm bệnh lý tự miễn nghĩa là bị gây ra bởi sự tự tấn công của hệ miễn dịch. Các tuyến ngoại tiết bao gồm tuyến lệ, tuyến nước bọt bị suy giảm chức năng do chính cơ thể người bệnh nhận diện như một thành phần có hại, nên kích thích hệ miễn dịch tấn công. Tuy nhiên, cơ chế và nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ. Một số chuyên gia cho rằng các yếu tố di truyền và tác nhân từ môi trường bên ngoài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng thường gặp của hội chứng Sjogren là gì?

Tuyến nước mắt và tuyến nước bọt là hai cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong hội chứng Sjogren nên hai triệu chứng phổ biến nhất trên lâm sàng mà bệnh nhân phải đối mặt là khô mắt và khô miệng.

  • Khô mắt: tuyến lệ bị thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào nên giảm tiết nước bọt, dẫn đến viêm kết giác mạc gây khô, đỏ mắt, viêm mí mắt. Người bệnh thường cảm thấy ngứa, hai mắt nóng rát, có cảm giác cộm và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gặp biến chứng loét mắt.
  • Khô miệng: cũng giống như tuyến lệ, tuyến nước bọt cũng xảy ra sự thâm nhiễm của tế bào lympho và tương bào. Người mắc hội chứng Sjogren bị giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, gặp khó khăn khi nói, nhai và nuốt, vị giác giảm hoặc mất đi. Tình trạng viêm nhiễm ở nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn. 
  • Tương tự như mắt và môi, tình trạng khô niêm mạc cũng có thể xảy ra ở mũi, họng, thanh phế quản, da và âm đạo.

Y sĩ đa khoa cho biết tùy thuộc vào bệnh lý đi kèm mà bệnh nhân mắc hội chứng Sjogren có thể có một số triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi
  • Giảm thị lực
  • Đau nhiều khớp
  • Sưng viêm tuyến mang tai
  • Sưng hạch
  • Đau dạ dày
  • Sốt, phát ban
  • Viêm mạch máu
  • Viêm tụy
  • Viêm màng phổi
  • Các bệnh lý ở thận: Suy thận, viêm thận kẽ, tổn thương cầu thận

Điều trị hội chứng Sjogren?

Dùng thuốc: Nhiều loại thuốc được chỉ định có tác dụng giảm viêm mắt, khô mắt, tăng tiết nước bọt, giảm đau khớp hoặc ức chế hệ miễn dịch.

  • Thuốc điều trị khô mắt: nước mắt nhân tạo hay thuốc tăng tiết nước mắt (pilocarpin) là hai nhóm thuốc thường được chỉ định trong các thể nhẹ và trung bình. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, khi các biến chứng xuất hiện kèm theo như loét giác mạc, viêm mí mắt thì bác sĩ có thể chỉ định phối hợp thêm các loại thuốc kháng sinh, thuốc mỡ sản khoa hay huyết thanh tự thân.
  • Thuốc điều trị khô miệng
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: giúp làm chậm diễn tiến và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số thuốc được dùng là hydroxychloroquine, corticoid, methotrexate.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDS) có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau, sưng nề.

Thay đổi lối sống tích cực: Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thay đổi lối sống sinh hoạt hằng ngày, thói quen chăm sóc cơ thể đúng cách cũng góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh và dự phòng các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Phòng ngừa bệnh hội chứng Sjogren?

Vì nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ liên quan đến Hội chứng Sjogren chưa được xác định rõ nên vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Người bệnh có thể hạn chế diễn tiến của hội chứng Sjogren bằng các biện pháp như:

Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên đến gặp nha sĩ, uống đủ nước, ngưng hút thuốc là các thói quen mà người bệnh nên thiết lập và duy trì.

Sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đi ra ngoài nên mang kính để bảo vệ mắt

Dùng kem dưỡng ẩm cho da

Cần thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *