Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh Gout hiệu quả

Gout là một bệnh viêm khớp gây đau nhứt dữ dội, sưng và cứng khớp, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế. Vậy các triệu chứng bệnh là gì và điều trị như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh Gout hiệu quả

Bệnh gout là bệnh gì?

Theo các Y sĩ đa khoa cho biết: Gout là một thuật ngữ cho biết tình trạng do tích tụ axit uric gây ra, vị trí xuất hiện thường ở bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái. Bệnh gout có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và mỗi giai đoạn sẽ có một tên gọi riêng. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1 – Tăng axit uric máu không triệu chứng: Đây là giai đoạn nồng độ axit uric trong máu tăng cao nhưng có không triệu chứng rõ ràng. Giai đoạn này không cần điều trị nhưng cần phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa phát triển thành Gout.
  • Giai đoạn 2 – Bệnh gout cấp: Nguyên nhân là do các tinh thể uric lắng đọng đột ngột gây viêm cấp tính và gây đau dữ dội. Các cơn đau thường xuất hiện và giảm dần từ 3 – 10 ngày.
  • Giai đoạn 3 – Khoảng cách giữa các cơn gout cấp: Đây là giai đoạn những đợt bộc phát bệnh sau đó có thể không xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm và các tinh thể uric tiếp tục lắng đọng trong mô. Nếu không điều trị chúng có thể tồn tại và thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhiều hơn.
  • Giai đoạn 4 – Bệnh gout có tophi mãn tính: Đây là giai đoạn khiến cơ thể suy nhược nhiều nhất. Xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn ở khớp và thận. Bệnh nhân viêm khớp mãn tính và phát triển tophi sẽ có thể xuất hiện nhiều khu vực ở cơ thể và nếu không điều trị kịp thời, bệnh gout có tophi mạn tính sẽ xuất hiện và khó chữa trị.

Dấu hiệu và các triệu chứng nhận biết bệnh gout

Bệnh gout thường có các triệu chứng xuất hiện đột ngột và hay xảy ra vào ban đêm, có thể kể đến một số triệu chứng và dấu hiệu sau đây:

  • Đau khớp dữ dội, gặp nhiều nhất ở vị trí ngón chân cái hoặc mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, ngón tay,… có thể kéo dài trong 4 – 12 tiếng đồng hồ.
  • Cảm giác khó chịu kéo dài mặc dù các cơn đau đã thuyên giảm.
  • Các khớp xuất hiện các dấu hiệu bị sưng, mềm, đỏ và ấm.
  • Các khớp không hoạt động được như bình thường.

Duy trì lối sống lành mạnh hạn chế bệnh gout

Nguyên nhân và cách điều trị, khắc phục bệnh gout

Có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh gout gồm:

Nguyên nhân nguyên phát: Không thể xác định rõ nguyên nhân và thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Các thực phẩm như: Gan, thận, tôm, cua,… là những thực phẩm nhiều Purin khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Nguyên nhân thứ phát có thể do: 

  • Di truyền các rối loạn về gen (trường hợp này hiếm gặp).
  • Tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc do cả hai.

Theo chia sẻ của GV Cao đẳng Dược, để điều trị bệnh gout, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Colchicine.
  • Corticosteroid.

Đồng thời cần phải xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hợp lý như:

  • Không được tự ý sử dụng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi bệnh và tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Tập thể dục mỗi ngày và duy trì cân nặng.
  • Tránh ăn các thực phẩm nội tạng, hải sản, thịt đỏ,..
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có gas, cồn, cafe hoặc các chất kích thích…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn nhiều chất béo và các sản phẩm nhiều chất béo.
  • ….

Trên đây là một số thông tin về bệnh gout mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: ysidakhoa.net tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *