Y sĩ đa khoa hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lỵ trực trùng
Phương pháp chẩn đoán bệnh lỵ trực trùng và điều trị bệnh lỵ trực trùng cần được thực hiện chính xác dựa trên các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Vậy điều trị bệnh lỵ trực trùng như thế nào?
- Chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow
- Y sĩ đa khoa Tp.HCM chia sẻ phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính
- Mẫu bệnh án nội khoa: Bệnh viêm phổi
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lỵ trực trùng
Theo cục y tế dự phòng, bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Shigella với biểu hiện lâm sàng đa dạng (25% có hội chứng lỵ rõ, 25% nhiễm khuẩn không triệu chứng. Đa số trường hợp chỉ có tiêu chảy nhẹ. Một số ít có diễn tiến mạn tính)
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lỵ trực trùng
Chẩn đoán xác định bệnh lỵ trực trùng
Trong quá trình điều trị bệnh lỵ trực trùng, Y sĩ đa khoa cần dựa trên các yếu tố y học lâm sàng. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác dựa trên kết quả lâm sàng và cận lâm sàng.
Lâm sàng:
- Ủ bệnh: 24-72 giờ
- Khởi phát: thường 1-2 ngày. HC nhiễm trùng rầm rộ,tiêu phân vàng lỏng
- Toàn phát:sốt cao,tổng trạng suy sụp,nhiễm trùng nhiễm độc nặng, tiêu chảy vẫn nhiều nhưng sệt dần và có đàm máu,đau quặn bụng quanh rốn,mót rặn
Cận lâm sàng:
- CTM: BC tăng
- Soi phân:nhiều BC N,có thể có HC
- Soi đại tràng: trường hợp mãn tính:loét nông trên nền niêm mạc viêm lan tỏa ở đại tràng
- Cấy phân dương tính
Chẩn đoán phân biệt bệnh lỵ trực trùng với một số bệnh lý khác:
- Lồng ruột ở trẻ em: nôn ngày càng nhiều,bí trung đại tiện, chướng bụng,tăng nhu động,dấu rắn bò,nhưng không sốt
- U đại tràng : thường ở người già,không sốt,không đau bụng, kéo dài, hay tái phát,dựa vào nội soi, sinh thiết
- Tiêu chảy nhiễm trùng do các vi khuẩn xâm lấn khác : thường không khác nhau,xét nghiệm phân.
- Lỵ amip cấp và nặng :soi cấy phân.
- Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.Xét nghiệm phân và nội soi.
Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ trực trùng
Phác đồ điều trị bệnh lỵ trực trùng
Y sĩ đa khoa chia sẻ 3 nguyên tắc điều trị bệnh lỵ trực trùng như sau:
- Bù nước điện giải
- Kháng sinh
- Điều trị biến chứng
Phác đồ điều trị cụ thể như sau:
Bù nước và điện giải
Cần được chú ý ở người bệnh cao tuổi và trẻ quá nhỏ (mất nước đẳng trương, toan chuyển hóa, hạ kali. Nếu mất nước nhẹ và trung bình điều trị bù nước với ORS hay bù bằng Lactate Ringer trong những giờ đầu nếu mất nước nặng như phác đồ của chương trình chống tiêu chảy.
Kháng sinh
Cần sử dụng sớm khi lâm sàng nghi ngờ (dù chưa có kết quả cấy phân). Điều trị sớm trong 72 giờ đầu cải thiện lâm sàng, sạch vi trùng nhanh và tránh được các biến chứng nặng.
Chọn lựa kháng sinh căn cứ vào tính kháng thuốc của vi trùng theo địa phương. Chloramphenicol, Tetracycline, Streptomycin, Sulfamid hiện nay không còn được dùng do tỷ lệ kháng thuốc cao,. Cephalosporin thế hệ I và II không có tác dụng trên Shigella.
- Ampicillin, Cotrimoxazol chỉ còn dùng ở vùng ít kháng thuốc này không còn được coi là thuốc hàng đầu ở nước công nghiệp.
- Acid Nalidixic, Cephalosporin thế hệ III uống (Cefixime) hay chích (Ceftriaxone) là thuốc chọn lựa cho vùng kháng Ampicillin và Trimethoprim-Sulfamethoxazole.
- Fluoroquinolone rất hiệu quả nhưng chỉ dùng được cho người lớn
- Azithromycin cũng có thể dùng cho trường hợp kháng thuốc. Thời gian điều trị cần kéo dài đủ 5 ngày dù triệu chứng lâm sàng đã cải thiện. Riêng bệnh nhân AIDS ; hay trường hợp có biến chứng nhiễm trùng huyết và tái phát cần điều trị Fluoroquinolone kéo dài 3-4 tuần.
Người cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh lỵ trực trùng
Có thể chọn một trong các thuốc sau :
- Ceftriaxon :2g/ngay,TM
- Cefixime :200mgx2,uống
- Ciproíloxacin :500mgx2 uống
- Noríloxacin :400mgx2,uống
- Ofloxacin :200mgx2,uống
- Azithromycin :uống liều duy nhất hoặc Ngày 1 :500mg Ngày 2,3,4,5 :250mg7
Điều trị biến chứng
Để điều trị biến chứng thì y sĩ cần tùy theo biến chứng của người bệnh để có xử trí triệu chứng và hậu quả từ nặng tới nhẹ, có khi can thiệp ngoại khoa.
Nguồn: Cục y tế dự phòng CDC và tổ chức Y tế thế giới WHO 1999
Y sĩ đa khoa tổng hợp và chia sẻ