Y sĩ đa khoa hướng dẫn sơ cứu gãy xương chân và xương tay

Hướng dẫn sơ cứu gãy xương chân và xương tay

Chân tay là hai bộ phận thường xuyên xảy ra tình trạng gãy nhất hiện nay. Trong bài viết sau đây, Y sĩ đa khoa hướng dẫn sơ cứu gãy xương chân và xương tay.

Hướng dẫn sơ cứu gãy xương chân và xương tay

Gãy xương là gì?

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Anh Tú (giảng viên Cao đẳng Y dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) cho biết: Gãy xương được chia thành gãy xương kín và gãy xương hở . Hai loại gãy xương này thường xảy ra ở tay, chân và xương lún.

Biểu hiện gãy xương trên y học lâm sàng được ghi nhận là các dấu hiệu: sưng, đau, bầm tím, biến dạng, mất chức năng vùng bị thương, xương nhô ra ngoài… Ngay khi phát hiện người bệnh có biểu hiện gãy xương, cần đưa ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu người bị nạn.

Sơ cứu khi gãy xương cần lưu ý gì?

Y sĩ đa khoa cho biết, khi bị gãy xương người bệnh cần đến sự trợ giúp từ y tế, trường hợp:

  • Người đó không phản ứng, không thở hoặc không di chuyển. Bắt đầu hô hấp nhân tạo trường hợp không có nhịp thở hoặc nhịp tim.
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều
  • Ngay cả áp lực nhẹ hoặc chuyển động gây đau.
  • Các chi hoặc khớp xuất hiện biến dạng.
  • Xương đã xuyên qua da.
  • Điểm cực của cánh tay hoặc chân bị thương, chẳng hạn như ngón chân hoặc ngón tay, bị tê hoặc hơi xanh ở đầu.
  • Người bệnh nghi ngờ xương bị gãy ở cổ, đầu hoặc lưng.

Không di chuyển nạn nhân trừ khi cần thiết để tránh tình trạng càng thêm nghiêm trọng, trong khi đợi sự hỗ trợ từ Y sĩ, điều dưỡng, bác sĩ,… người bị bạn hoặc người thân cần làm việc sau:

  • Cầm máu: đè một lực lên vết thương bằng băng vô trùng, một miếng vải sạch hoặc một mảnh quần áo sạch, không nên đè quá mạnh.
  • Cố định khu vực bị thương: Không nên cố gắng căn chỉnh lại xương hoặc đẩy xương bị dính lại. Trường hợp người bệnh đã được đào tạo về cách nẹp và trợ giúp chuyên nghiệp không có sẵn, hãy áp dụng nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí gãy xương. Đệm các nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Chườm đá giúp giảm đau: Người bên cạnh nạn nhân hoặc nạn nhân không nên chườm đá trực tiếp lên da. Bọc băng trong một chiếc khăn, mảnh vải hoặc một số vật dụng khác.
  • Điều trị sốc:Trường hợp người bệnh cảm thấy ngất xỉu hoặc thở bằng hơi thở ngắn, nhanh, hãy đặt người nằm xuống với đầu hơi thấp hơn thân và hãy nâng cao chân.

Sơ cứu khi gãy xương chân

Y sĩ đa khoa hướng dẫn sơ cứu khi gãy xương chân

  • Đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
  • Sử dụng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương
  • Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương
  • Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân
  • Không buộc quá chặt để lưu thông máu

Y sĩ đa khoa hướng dẫn sơ cứu khi gãy xương tay

  • Khi gãy xương cánh tay, để cánh tay bị gãy sát thân người người bệnh, cẳng tay vuông góc với 2 nẹp. Cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy.
  • Khi gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay sát thân mình, vuông góc với cánh tay. Nẹp từ lòng bàn tay đến khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Cố định nẹp bàn tay và thân cẳng tay.
  • Trường hợp khuỷu tay không gập được, không nên sử dụng sức để gập. Đặt người bệnh nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Y sĩ có thể dùng một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực hoặc quanh cẳng tay và bụng.

Trong quá trình sơ cứu gãy xương chân, xương tay. Nạn nân cần hợp tác với Y sĩ đa khoa hoặc bác sĩ (với tình trạng nạn nhân còn ý thức). Với trường hợp bất tỉnh cần có sự hỗ trợ từ người thân của nạn nhân. Sơ cứu cần chính xác, nhanh chóng và chuyển tới bệnh viên trong thời gian sớm.

Thông tin về quy trình sơ cứu gãy xương chân, xương tay tại website Y sĩ đa khoa – Trường Trung cấp Y khoa Pasteur chỉ mang tính tham khảo. Không nên áp dụng vào thực tế khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Nguồn: Ysidakhoa.net tổng hợp từ các nguồn tài liệu Y khoa và Bệnh viện uy tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *