9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông

9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác luôn chú trọng đến vấn đề xây dựng y đức của người thầy thuốc hành nghề Y, trong đó 9 điều trong “Y huấn cách ngôn” giúp răn dạy sinh viên Y dược về đạo và đức của người thầy thuốc.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791) là nhà Y học lớn, nhà Văn hoá lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. Những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng nền Y học dân tộc của nước Việt Nam, sau khi ông mất, nhiều trường Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học đã lấy tên đặt cho tên trường học, những con đường vinh dự được mang tên Lê Hữu Trác, cùng đó là tượng của ông cũng được đặt trong khuôn viên các sơ sở y tế.

Hành nghề Y việc quan trọng hơn bao giờ hết chính là, các bạn sinh viên ngành Y – Dược phải hiểu được nghề Y là một nghề cao qu‎‎ý và rất khó, phải học rộng, suy kỹ, thận trọng, sáng tạo và không ngừng cải tiến, không ngừng học hỏi.

Dưới đây Y sĩ đa khoa xin trích 9 Điều Y Huấn Cách Ngôn của Hải Thượng Lãn Ông và trong “Tác phẩm Lãn Ông Tâm Lĩnh”.

9 Điều Y Huấn Cách Ngôn của Hải Thượng Lãn Ông 

Đây là những câu cách ngôn của người thầy thuốc, những lời giáo huấn, căn dặn mọi người trong ngành về  vấn đề y học, y đức. 9 điều cách ngôn khiến các bạn sinh viên Cao đẳng Y Dược dễ dàng liên tưởng đến các lời thề của Hypocrate trong Tây y !

  1. “Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có thông lý luận đạo Nho thì học thuốc mới dễ. Khi có chút thì giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa này, luôn luôn phát huy biến hoá thâm nhập được vào tâm, thấy rõ được ỏ mắt, thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không phạm sai lầm.”
  2. “Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tuỳ bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước chỗ tới sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ không thành thật thì khó mong thu được hiệu quả.”
  3. “Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà goá, nicô cần phải có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng mà thăm bệnh, để tránh hết sự nghi ngờ; dù cho đến con hát nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn, coi họ như con nhà tử tế, chớ nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính sẽ bị hậu quả về tà dâm.”
  4. “Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu vui, như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, nhỡ có bệnh nhân cấp cứu làm cho người ta sốt ruột mong chờ nguy hại đến tính mệnh con người. Vậy cần phải biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào?”
  5. “Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa tuy đó là lòng tốt, song phải nói rõ cho gia đình người ốm biết trước rồi mới cho thuốc; lại có khi phải cho không cả thuốc như thế thì thuốc uống nếu có công hiệu thì người ta sẽ biết cảm phục mình; nếu không chữa khỏi bệnh, cũng không có sự oán trách mà tự mình cũng không bị hổ thẹn.”
  6. “Phàm chuẩn bị thuốc men thì nên mua giá cao để được thứ tốt. Theo sách lôi công mà bào chế và cất giữ thuốc men cho cẩn thận. Hoặc y theo từng phương mà bào chế, hoặc tuỳ thời tuỳ bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phỏng theo ý nghĩa của người xưa, chớ nên tự lập ra những phương bừa bãi để thử bệnh, Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và thuốc sắc nên chế sẵn. Có như thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp bệnh khỏi phải bó tay.”
  7. “Khi gặp bạn đồng nghiệp cần nên khiêm tốn hoà nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn không nên khinh nhờn. Người lớn tuổi hơn mình thì nên kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng, người kém mình thì mình dìu hắt họ, Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình”
  8. “Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hay những người mồ côi, hoá bụa hiếm hoi càng nên chăm sóc đặc biệt. Vì những người giầu sang không lo không có người chữa; còn những người nghèo hèn thì không đủ sức đón được thầy giỏi, vậy ta để tâm một chút họ sẽ được sống suốt đời. Còn như những người con thảo vỢ hiền nghèo mà mắc bệnh ngoài việc cho thuốc lại tuỳ sức mình mà chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có ăn thì cũng vẫn đi đến chỗ chết, cần phải cho họ được sống đầy đủ, mới đáng gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vl chơi đời phóng đãng mà nghèo và mắc bệnh thì không đáng thương tiếc lắm.”
  9. “Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi chỗ có mưu cầu quà cáp, vì những người nhận của người khác thường hay sinh ra nể nang huống chi với kẻ giầu sang tính khí thất thường mà mình cầu cạnh thì hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh ra nhiều chuyện; cho nên nghề thuốc là thanh cao, ta phải giữ khí tiết trong sạch, Tôi xét lời dạy bảo của các bậc tiên hiền về lòng tử tế và đức hàm dục. Rèn luyện cho mình rất chặt chẽ và đầy đủ. Đạo làm thuốc một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người phải lo cái lo của người và vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người để làm nhiệm vụ cho mình, không nên cầu lợi, kể công, tuy không có sự báo ứng ngay nhưng để làm âm đức về sau.”

Trên đây là 9 cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác giúp các bạn sinh viên Y dược nhất là chuyên ngành Y học cổ truyền Trung cấp/ Đại học hiểu rõ về tầm quan trọng của người thầy thuốc trong cái tâm, cái đức của người hành nghề Y!

Nguồn: Trung cấp Y sĩ đa khoa tổng hợp và trích lục từ sách Lãn Ông Tâm Lĩnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *