Phì đại cuống mũi đặc trưng bởi tình trạng cuống mũi sưng mạn tính do dị ứng kích hoạt chức năng miễn dịch, khiến cuống mũi bị sưng lên.
- Những lưu ý về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Đâu là nguyên nhân dẫn tới bệnh loạn phân định giới tính?
Phì đại cuốn mũi là bệnh gì?
Cuốn mũi nằm ở mặt bên của mũi, cấu tạo bởi xương xoăn mũi có niêm mạc bao phủ phía trên. Mặt khác, cuốn mũi có nhiều mạch máu nên có chức năng làm ấm và ẩm không khí hít vào, đồng thời ngăn cản bụi bẩn đi vào đường hô hấp, giúp hoạt động trao đổi khí ở phổi diễn ra thuận lợi hơn. Mỗi bên mũi có 3 cuốn mũi: cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới. Cuốn mũi là lối vào đầu tiên của đường hô hấp trên, thường xuyên tiếp xúc với những dị nguyên hô hấp nên rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài khi đi vào mũi.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết phì đại cuốn mũi là tình trạng cuốn mũi to lên bất thường, gây cản trở hoạt động hô hấp của bệnh nhân. Những bệnh lý ở mũi như dị ứng mũi hoặc bất thường cấu trúc xương xoăn mũi có thể dẫn đến hiện tượng sưng, viêm cuốn mũi, lâu dần sẽ gây ra hậu quả phì đại cuốn mũi, với biểu hiện thường gặp trên lâm sàng là nghẹt mũi liên tục.
Nguyên nhân gây bệnh phì đại cuốn mũi là do đâu?
Dị ứng: được xác định là nguyên nhân chính gây phì đại cuốn mũi. Khi dị nguyên đi vào đường hô hấp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại chúng khiến cuốn mũi sưng lên.
Các chất kích thích: Khói thuốc lá là một trong những yếu tố có nguy cơ cao gây kích ứng mũi dẫn đến tình trạng viêm và phì đại cuốn mũi.
Lệch vách mũi: khiến cuốn mũi phì đại bù trừ, nghĩa là chỉ có một bên mũi bị sưng lên.
Triệu chứng thường gặp của bệnh phì đại cuốn mũi là gì?
Triệu chứng và biến chứng phì đại cuốn mũi gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như công việc của bệnh nhân nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Tắc mũi liên tục;
- Nhiễm trùng xoang tái diễn (viêm xoang);
- Khó thở;
- Ngáy;
- Chảy máu mũi.
- Tắc mũi triền miên.
- Khó thở: phì đại cuốn mũi gây nghẹt mũi, dẫn đến khó thở. Mức độ khó thở tăng lên khi bệnh nhân ngồi thấp, cúi, hoặc nằm, do máu dồn về cuốn mũi gây nghẹt mũi nhiều hơn. Không giống khó thở do ứ đọng nước mũi, khó thở do phì đại cuốn mũi không được cải thiện với các biện pháp thông thường như xì mũi hay hít vào. Tình trạng này càng khó chịu và phiền toái nhất là khi ngủ. Tình trạng khó thở sẽ được cải thiện khi mạch máu co lại, cuốn mũi giảm phì đại do bệnh nhân đứng, chạy nhảy,… bệnh nhân dễ thở hơn. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân khó thở liên tục dù đang ngủ cũng như thức.
- Viêm xoang tái phát nhiều lần do phì đại cuốn mũi không được điều trị đúng cách.
- Ngủ ngáy, chảy máu mũi
Chẩn đoán bệnh phì đại cuốn mũi
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử, bệnh sử, cơ địa dị ứng của người bệnh để có định hướng cho việc chẩn đoán chính xác bệnh.
Một số biện pháp cận lâm sàng giúp hỗ trợ chẩn đoán như: Nội soi các bộ phận của mũi và khoang mũi nhằm thăm dò cấu trúc và chức năng của mũi.
Điều trị bệnh phì đại cuốn mũi
Điều trị nội khoa
- Thuốc kháng histamin và liệu pháp miễn dịch (giải dị ứng): được chỉ định nhằm làm giảm tình trạng phì đại cuốn mũi do dị ứng cũng như giảm mức độ nghiêm trọng do phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể.
- Thuốc xịt steroid mũi: có tác dụng làm giảm tình trạng viêm cuốn mũi.
Điều trị ngoại khoa: Bệnh nhân phì đại cuốn mũi khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả có thể được chỉ định phẫu thuật làm giảm kích thước cuốn mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi khó chịu kéo dài ở bệnh nhân. Một số kỹ thuật phẫu thuật hiện nay đang áp dụng bao gồm:
- Phẫu thuật loại bỏ một phần cấu trúc xương.
- Phẫu thuật làm co nhỏ mô cuốn mũi.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật phì đại cuốn mũi cùng lúc với phẫu thuật xoang.
Điều trị bằng sóng năng lượng có tần số radio, laser: bác sĩ có thể chỉ định giúp làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh.
Chăm sóc hậu điều trị
Y sĩ đa khoa cho biết sau khi được can thiệp điều trị phì đại cuốn mũi, để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh, bệnh nhân cần tránh các yếu tố có thể gây kích thích tác động vào mũi như quạt gió, điều hòa thổi vào mũi, sương sớm,…
Bệnh nhân cũng cần hạn chế tắm nước lạnh và nằm ngủ gần cửa để tránh nhiễm lạnh hay gió lùa.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài cũng sẽ giúp duy trì hiệu quả sau điều trị.