Chẩn đoán và điều trị hội chứng Sudeck  

Chẩn đoán và điều trị hội chứng Sudeck  

Sau khi đã nhận định về dấu hiệu và xác định chính xác bệnh nhân mắc hội chứng sudeck, Y sĩ đa khoa cần đưa ra phương pháp điều trị hội chứng sudeck chính xác nhất.

Hình ảnh người bệnh mắc hội chứng Sudeck  

Chẩn đoán bệnh Hội chứng Sudeck  

Y sĩ đa khoa chia sẻ để chẩn đoán sudeck thì y sĩ cần dựa vào một số dấu hiệu trong y học lâm sàng, thông tin từ bệnh án, bệnh không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán, thay vào đó y sĩ  có thể chỉ định:

  • Chụp xương giúp phát hiện sự bào mòn một số đầu xương hoặc một số bất thường về lưu lượng máu
  • Chụp MRI giúp quan sát, phát hiện một số bất thường bên trong cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi của một số mô
  • Chụp X-quang nhằm xác định tình trạng mất khoáng chất trong xương, thường được chỉ định ở giai đoạn sau của bệnh.
  • Kiểm tra mồ hôi giúp kiểm tra xem có hiện tượng mồ hôi ở một bên cơ thể nhiều hơn bên còn lại không.
  • Kiểm tra nhiệt độ nhằm kiểm tra nhiệt độ hoặc lưu lượng máu ở vị trí bị chấn thương so với một số vị trí khác của cơ thể.

Hội chứng Sudeck cần phân biệt với một số bệnh khác như: hội chứng cổ cánh tay khác, bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm da cơ, gút.

Điều trị bệnh Hội chứng Sudeck  

Để điều trị hội chứng Sudeck cần phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực, kết hợp điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu để giảm  dấu hiệu bệnh, giúp bệnh nhân sớm hồi phục.

Điều trị hội chứng Sudeck bằng thuốc:

  • Sử dụng thuốc chống viêm nhóm nonsteroid (NSAIDS) đường uống hoặc đường tiêm.
  • Có thể sử dụng corticoid liều cao một thời gian ngắn sau đó giảm liều và ngừng thuốc. Không được sử dụng kéo dài vì có nguy cơ gây tăng rối loạn dinh dưỡng và loãng xương.
  • Sử dụng một số thuốc phong bế gốc chi để làm giảm một số dấu hiệu rối loạn vận mạch dinh dưỡng bàn tay, giúp giảm đau, giảm phù nề, tím đỏ bàn tay. Một số thuốc phong bế hạch sao và đám rối thần kinh cánh tay giúp giảm đau và giảm rối loạn vận mạch dinh dưỡng bàn tay/

Người bệnh có thể được phong bế thần kinh 

Điều trị hội chứng Sudeck  bằng vật lý trị liệu:

Y sĩ đa khoa có thể sử dụng một số phương pháp sau:

  • Ngâm bàn tay vào nước lạnh 1-2 phút/ lần, 1-2 lần/ ngày giúp giảm đau, phù nề, đỏ, loạn dưỡng bàn tay.
  • Lúc ngủ và nghỉ nên kê tay cao hơn tim để giảm phù nề. Sử dụng dây vòng qua cổ để treo tay để giảm đau nhức, phù tay.
  • Một số phương pháp điều trị nhiệt nóng như sóng ngắn, sóng cực ngắn, vi sóng, paraffin, bức xạ hồng ngoại,… có thể áp dụng vào vùng vai và cột sống cổ.
  • Một số biện pháp giảm đau bằng dòng điện như điện xung, điện xung dòng TENS, điện di Novocain 2%,…
  • Khi dấu hiệu bệnh ở bàn tay thuyển giảm, cần tích cực phục hồi chức năng khớp vai. Có thể sử dụng một số bài tập phục hồi chức năng để gây giãn khớp, chống dính khớp.

Điều trị can thiệp:

Trong trường hợp bệnh nặng, điều trị nội khoa thất bại, có thể sử dụng một số biện pháp sau:

  • Phẫu thuật phong bế và triệt hạch giao cảm cổ
  • Phẫu thuật mổ bỏ hạch giao cảm cổ bằng nội soi hoặc mổ hở

Phòng ngừa bệnh Hội chứng Sudeck  

Để phòng tránh mắc hội chứng Sudeck, bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyên bệnh nhân cần cần lưu ý:

  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời một số bệnh lý nội khoa như: đái tháo đường, gút, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, viêm màng ngoài tim, lao phổi, viêm phế quản, ung thư phế quản, cường giáp, Parkinson, u não,…
  • Bệnh nhân tăng cường vận động để tránh loãng xương, teo cơ

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, không áp dụng vào lâm sàng khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị! Bệnh nhân tuyệt đối không làm theo!

 

Được Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ và tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *