Bệnh học nội khoa: Viêm phổi cộng đồng

Bệnh học nội khoa: Viêm phổi cộng đồng

 Viêm phổi cộng đồng là tập hợp những bệnh nhiễm khuẩn về phổi mà người bệnh mắc khi ở bên ngoài bệnh viện. Viêm phổi cộng đồng thuộc bệnh lý trong chương trình đào tạo Y sĩ đa khoa chuyên khoa Nội khoa.


Viêm phổi cộng đồng là gì?

Dịch tễ bệnh Viêm phổi cộng đồng 

Viêm phổi cộng đồng gây ra do sự xâm nhiễm của những vi sinh vào cơ thể:

  • Vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng: Phế cầu, tụ cầu, trực khuẩn gram âm (như trực khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh,…).
  • Virus: Virus cúm, virus SARS corona, virus cúm gia cầm.
  • Nấm.

Những tác nhân vi sinh trên có thể nhiễm vào cơ thể do người bệnh tiếp xúc với môi trường đất, nước hay không khí, phân động vật có chứa vi sinh. Người bệnh tiếp xúc với dịch hô hấp, đờm, dãi của người mắc bệnh mà không có biện pháp bảo vệ và vệ sinh phù hợp cũng có nguy cơ cao lây bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh VPCĐ như:

  • Thời tiết:
  • Tuổi tác
  • Người bệnh động kinh, suy tim, nghiện rượu bia, có thói quen hút thuốc lá, có bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ bị xâm nhập bởi phế cầu.
  • Người bệnh sử dụng kháng sinh dài ngày.
  • Người bệnh có những bệnh tai mũi họng

Biểu hiện của viêm phổi cộng đồng

Y sĩ đa khoa cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh viêm phổi cộng động để phục vụ công việc khám và sàng lọc bệnh nhân ban đầu!

Các dấu hiệu cảnh báo khả năng bạn đang bị viêm phổi cộng đồng:

  • Rét run.
  • Sốt cao 39 đến 40 độ C, mạch đập nhanh, mặt đỏ.
  • Đau ngực.
  • Khó thở, vã mồ hôi.
  • Ho khan, ho có đờm: đặc quánh, màu xanh hoặc vàng, trường hợp đặc biệt đờm có màu như rỉ sắt
  • Môi khô, đôi lúc tím tái.

Túi khí viêm phổi

Bên cạnh những biểu hiện lâm sàng, để xác định chính xác viêm phổi cộng đồng và tìm ra căn nguyên gây bệnh, người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm như:

  • Nuôi cấy và làm kháng sinh đồ
  • Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.
  • Xét nghiệm ngưng kết bổ thể, xét nghiệm huyết thanh học đặc hiệu.
  • Phát hiện kháng nguyên vi khuẩn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng

Chẩn đoán xác định

Trong Y học Lâm sàng Nội khoa, để chẩn đoán chính xác thì y sĩ dựa vào những biểu hiện lâm sàng bao gồm:

  • Suy giảm miễn dịch
  • Rét run và sốt cao
  • Đau ngực
  • Ho khạc ra đờm xanh, có lẫn máu, mủ
  • Khô môi, lưỡi bẩn

Những xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi cộng đồng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang ngực
  • Xét nghiệm mẫu đờm
  • Chụp CT
  • Nuôi cấy dịch màng phổi

Chẩn đoán nguyên nhân

  • Trường hợp người bệnh nhập viên trong tình trạng biểu hiện những biểu hiện viêm phổi nặng  cần nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.
  • Những phương pháp gián tiếp là sử dụng miễn dịch huỳnh quang, test ngưng kết bổ thể, huyết thanh học
  • Phát hiện kháng nguyên của vi khuẩn thông qua xét nghiệm nước tiểu

Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng  

Sau khi thực hiện những chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và xác định đang mắc viêm phổi mắc phải cộng đồng, người bệnh tùy tình hình bệnh lý khác nhau sẽ được chỉ định những phác đồ khác nhau. Chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, thông tin phác đồ điều trị sau đây không có giá trị áp dụng vào lâm sàng! Người đọc không tự ý áp dụng!

Chữa trị khi chưa xác định nguyên nhân gây bệnh

Người bệnh được chỉ định dùng các loại kháng sinh như doxycycline, fluoroquinolone hay marcrolide. Những kháng sinh này được lựa chọn bởi chúng có khả năng chống lại hầu hết những vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng.

Người bệnh cần điều trị kháng sinh

Chữa trị khi đã xác định nguyên nhân

Do virus: Dùng những thuốc kháng virus.

Do vi khuẩn: Dùng thuốc kháng sinh. Mỗi chủng vi khuẩn khác nhau được ưu tiên chỉ định loại kháng sinh khác nhau, cụ thể:

  • Với S.pneumoniae: Dùng amoxicilin (uống) hoặc belzylpenicilin (đường tiêm tĩnh mạch).
  • Với M.pneumoniae và C.pneumoniae: Dùng erythromycin hoặc clarithromycin, đường uống hay tiêm tĩnh mạch.
  • Với C.psittaci và C.burnetii: Dùng tetracycline (uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch).
  • Với Legionella spp: Dùng clarythromycin, có thể phối hợp với rifampicine (đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch), chữa trị kháng sinh khoảng 3 tuần.
  • Với H.influenza: Dùng amoxicilin (uống) hoặc ampicilin (TM) với những vi khuẩn không tiết men beta lactamase. Còn với những vi khuẩn có tiết men beta lactamase, người bệnh viêm phổi cộng đồng được chỉ định dùng amoxi clavuclanic
  • Với trực khuẩn gram âm đường ruột: Dùng cefuroxime hoặc cefotaxime hoặc ceftriaxone
  • Với P.aeruginosa: Dùng ceftazidime kết hợp với gentamycin hoặc tobramycin, chữa trị trong khoảng 2 tuần.
  • Với Staphylococcus aereus: Dùng flucloxaxin kết hợp rifampicin chữa trị với nhóm vi khuẩn nhạy cảm methicillin. Còn với nhóm vi khuẩn đề kháng methicillin, người bệnh viêm phổi cộng đồng được chỉ định dùng vancomycin (TM).

Thông tin mang tính chất tham khảo vì mỗi phương pháp chữa trị hay dự phòng đều chỉ phù hợp với từng người bệnh, từng tác nhân gây bệnh nhất định. Do đó, người bệnh chỉ dùng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ, không tự ý mua và chữa trị tại nhà.

Tài liệu tham khảo từ các bệnh viện: BV Bạch Mai, BV ĐK Quảng Ninh

Theo ysidakhoa.net tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *