Mọi người thường nghĩ bệnh trĩ chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, tuy nhiên trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh. Vậy làm như thế nào để nhận biết được trẻ đang bị bệnh trĩ?
- Suy nhược cơ thể có nên truyền nước (dịch) không?
- Y sĩ đa khoa chia sẻ: Cách dùng thuốc điều trị bệnh trầm cảm
- Phương pháp trị bệnh sốt rét không sử dụng thuốc Tây Y
Ở trẻ em cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh do chứng táo bón lâu ngày
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY BỆNH TRĨ Ở TRẺ NHỎ?
Những nguyên nhân gây nên tình trạng trĩ ở trẻ nhỏ như sau:
- Táo bón kéo dài không được điều trị phù hợp: đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ ở trẻ em. Táo bón kèm theo việc đại tiện khó khăn, có thể khiến phân bị tồn đọng tại hậu môn, máu bị ứ đọng quanh xương chậu gây trĩ nội.
- Trẻ uống ít nước, khẩu phần ăn hàng ngày thiếu chất xơ, rau xanh hay chế độ ăn uống không phù hợp như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng…
- Để trẻ ngồi trên bề mặt khô, cứng một thời gian quá dài cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
- Trẻ thường hay quấy khóc, căng thẳng nhiều giờ làm tăng áp lực lên xương chậu, vùng bụng có thể làm máu bị ứ đọng dẫn tới các tĩnh mạch ở hậu môn sưng phồng, gây búi trĩ.
- Đại tràng của trẻ bị nhiễm trùng hay có các khối u gây ứ đọng máu ở trực tràng, là nguyên nhân gây trĩ nội ở trẻ.
Một nguyên nhân khác là yếu tố di truyền, có thể dễ dàng phát hiện ngay sau vài ngày sinh.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT TRẺ BỊ MẮC BỆNH TRĨ?
Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
Hầu như không có dấu hiện đặc biệt nào, có thể vô tình hoặc được phát hiện khi cho trẻ đi khám sức khỏe.
Khi phát hiện trẻ xuất hiện một trong những dấu hiệu sau nên các bậc phụ huynh nên chú ý:
- Khi đi đại tiện trẻ thường quấy khóc, hậu môn hơi sưng và nhô ra.
- Phân cứng và khô.
- Đôi lúc phân của trẻ có tia máu, tuy nhiên trường hợp này ít gặp.
Đối với trẻ trên 3 tuổi
Các triệu chứng của bệnh rõ ràng hơn, có thể dễ dàng nhận biết, cụ thể:
- Hậu môn thường cảm giác ngứa ngáy, nhất là khi trẻ đi đại tiện.
- Phân có máu hay máu lưu lại trên giấy vệ sinh. Khi trẻ có triệu chứng này, cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để kiểm tra để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
- Thời gian đi đại tiện kéo dài hơn so với bình thường, đôi lúc trẻ tránh việc đi đại tiện để giảm các cơn đau.
- Xuất hiện búi trĩ ở hậu môn, các bậc phụ huynh cần theo dõi kỹ để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ PHÙ HỢP Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Đối với trẻ em, hầu hết các loại thuốc hay các can thiệp ngoại khoa thường ít khi được sử dụng bởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các điều trị bệnh trĩ phù hợp cho trẻ nhất chính là cải thiện chế độ ăn cho trẻ cũng như hướng dẫn trẻ có cách sinh hoạt hợp lý và khoa học. Cụ thể:
Tắm bằng nước ấm
Nên thực hiện hàng ngày, đặc biệt dùng nước ấm lau chùi hậu môn giúp các giảm các triệu chứng của bệnh. Lưu ý không nên sử dụng xà phòng để vệ sinh có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Thực hiện ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút, lưu ý không để búi trĩ chạm vào đáy chậu. Sau khi ngâm nên lau khô bằng khăn.
Chườm lạnh
Để giảm các cơn đau nhức có thể sử dụng đá lạnh để chườm lên hậu môn cho trẻ.
Vận động, tập luyện thể dục, thể thao
Các bậc cha mẹ có thể kết hợp tập luyện cùng trẻ các môn vận động như bóng chuyền, bơi lội, đá bóng… vừa rèn luyện kỹ năng, tăng cường sức khỏe vừa thắt chặt tình cảm gia đình. Lưu ý không nên để trẻ đi xe đạp sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc ăn uống không cần bằng, thiếu chất xơ có thể gây táo bón ở trẻ. Nên bổ sung các loại trái cây, hoa quả tươi như chuối, đu đủ, khoai lang… giúp trẻ nhuận tràng. Ngoài ra nên cho trẻ uống nhiều nước.
Theo các Giảng viên Y sĩ đa khoa TPHCM khuyên mọi người: Ở trẻ em, việc điều trị hay phát hiện bệnh trĩ thường khó khăn hơn so với người trưởng thành, do đó khi phát hiện cơ thể trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hay các trung tâm y tế để khám và có biện pháp điều trị phù hợp tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về lâu dài.