Tắc tuyến lệ là tình trạng hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn với triệu chứng phổ biến là chảy nước mắt sống, có thể khiến mắt bị nhiễm trùng mạn tính.
- Những thói quen ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn
- Đăng ký học Trung cấp Y sĩ đa khoa cần chú ý những điều gì?
Tắc tuyến lệ là bệnh gì?
Tắc tuyến lệ hay còn có tên là tắc tuyến lệ đạo, là bệnh lý thường xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn dẫn đến hiện tượng chảy nước mắt sống, gây kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.
Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết tuyến lệ bình thường sẽ liên tục tiết ra nước mắt nằm phía trên của mỗi bên mắt, sau đó thoát vào hai điểm lệ rất nhỏ nằm ở góc trong mi trên và dưới rồi chảy qua hai lệ quản nằm trong mí mắt, vào túi lệ ở mặt bên sống mũi, sau đó được dẫn xuống mũi thông qua ống lệ mũi. Tại đây, nước mắt sẽ bị bốc hơi hoặc tái hấp thu.
Có đến 20% trẻ em bị tắc tuyến lệ bẩm sinh nhưng thường tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Tắc tuyến lệ ở người lớn thường gặp khi bệnh nhân mắc phải các nhiễm trùng tại mắt, gây nên tình trạng sưng nề, chấn thương hoặc khối u mắt.
Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ là do đâu?
Tắc nghẽn tuyến lệ bẩm sinh: xảy ra ở trẻ sơ sinh có thể do hệ thống dẫn lưu nước mắt của trẻ không phát triển hoàn thiện hoặc có một ống bất thường.
Liên quan đến tuổi tác: người lớn tuổi thường dễ bị tắc tuyến lệ có thể do các lỗ nhỏ dẫn lưu nước mắt bị thu hẹp gây nên tình trạng tắc nghẽn.
Mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm: mắt bị nhiễm trùng mãn tính hay viêm mắt, có thể làm cho hệ thống dẫn lưu nước mắt hoặc mũi bị tắc nghẻn, phổ biến nhất là viêm xoang mạn tính, gây kích thích các mô trong cơ thể hình thành sẹo và làm tắc nghẽn hệ thống ống dẫn lưu nước mắt.
Việc hộp sọ và khuôn mặt phát triển bất thường hay còn gọi là craniofacial bất thường. Hội chứng Down là một craniofacial bất thường làm tăng nguy cơ gây tắc nghẽn của ống dẫn nước mắt.
Bệnh nhân bị các chấn thương khu vực mũi như bị gãy mũi và mô sẹo cũng có thể là nguyên nhân gây tắc ống dẫn nước mắt, nếu không được can thiệp xử lý kịp thời thì khả năng bị bệnh tắc tuyến lệ là rất cao.
Các khối u: Có nhiều khối u là nguyên nhân gây nên tình trạng tắc nghẽn tuyến lệ trong đó có U nang hoặc sỏi.
Polyp mũi: những mẩu thịt thừa hình thành từ niêm mạc mũi ở những người thường xuyên bị viêm mũi dị ứng trong xoang mũi, gây chèn ép hệ thống dẫn lưu nước mắt gây tắc tuyến lệ.
Cũng theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tác dụng phụ của một số thuốc hóa trị và phương pháp xạ trị ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở bệnh nhân bị ung thư.
Triệu chứng thường gặp của bệnh tắc tuyến lệ là gì?
Triệu chứng điển hình của bệnh tắc tuyến lệ dễ nhận thấy nhất là nước mắt chảy liên tục không ngừng lại được mặc dù cơ thể không bị tác động bất kỳ cảm xúc nào. Triệu chứng này nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mắt, làm tái phát những bệnh viêm mắt và nhiễm trùng mắt.
Bên cạnh biểu hiện chảy nước mắt không kiểm soát, còn có các triệu chứng khác cũng dễ dàng nhận biết bệnh: Mắt bị chảy mủ thường xuyên, thị lực giảm, mắt bị đỏ ở tròng trắng và ở gần góc trong của mắt thường bị sưng đau.
Bệnh nhân khi mắc bệnh tắc tuyến lệ, vi khuẩn sẽ mắc kẹt ở trong túi lệ mũi, dẫn đến nguy cơ cao gây nên tình trạng nhiễm trùng. Những dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng nhiễm trùng: lông mi thường bị đóng váng, thị lực giảm và mắt bị chảy mủ, nước mắt có thể bị nhuốm máu, một số trường hợp có thể đi kèm với sốt.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh tắc tuyến lệ?
Trường hợp với trẻ sơ sinh bị mắc bệnh lý tắc tuyến lệ bẩm sinh: Không cần can thiệp y tế vì trẻ có thể tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Khi đó, nếu hệ thống ống dẫn lưu nước mắt vẫn bị tắc thì hãy cho trẻ sử dụng một kỹ thuật massage đặc biệt để giúp mở các màng, giúp mắt được thông thoáng hơn.
Trường hợp bệnh nhân bị tắc tuyến lệ do chấn thương ở vùng mặt: chỉ được can thiệp y tế nếu sau vài tháng mà tình trạng bệnh không được cải thiện sau khi lành chấn thương.
Khi được chẩn đoán bị bệnh, bệnh nhân cần được thăm khám thường xuyên và vệ sinh mắt mỗi ngày.
Đặt luồn ống thông/ stent: các ống nhỏ silicone hoặc polyurethane đưuọc sử dụng để mở các tắc nghẽn thu hẹp trong phạm vi hệ thống ống nước mắt và trước khi tiến hành đặt luồn ống/ stent này bệnh nhân sẽ được gây tê.
Giãn thông qua ống thông bóng: được áp dụng để mở các đoạn thu hẹp hoặc bị chặn bởi sẹo, viêm hay do các nguyên nhân khác.
Phẫu thuật mở túi lệ xuống đến tận mũi: giúp mở lối loát nước mắt vào mũi, thường được chỉ định cho người lớn và trẻ lớn bị chống chỉ định với ống thông, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cũng có thể được chỉ định với ống dẫn nước mắt bị tật bẩm sinh trong trường hợp đã sử dụng các phương pháp khác mà không có hiệu quả.
Nội soi: Theo y sĩ đa khoa phương pháp này thường được áp dụng hơn vì có nhiều ưu điểm như không có vết mổ, vết sẹo, và quá trình hồi phục thường là nhanh chóng và dễ dàng hơn, tuy nhiên nó cũng có mặt hạn chế như tỷ lệ thành công không cao như với các thuật mổ mở và đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có chuyên môn cao.
Sau khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân cần dùng một loại thuốc xịt mũi để phòng ngừa quá trình viêm nhiễm sau phẫu thuật, xịt 2 – 3 lần một ngày trong 2 – 3 tuần sau thủ thuật.