Phác đồ điều trị ngộ độc paracetamol mạn tính
Sử dụng Paracetamol ở liều dùng kéo dài có thể gây ra tình trạng “ngộ độc paracetamol mạn tính”. Vậy trong quá trình điều trị, phác đồ điều trị ngộ độc paracetamol mạn tính được ứng dụng như thế nào?
- Phác đồ điều trị ngộ độc Paracetamol cấp
- Phác đồ điều trị sốc phản vệ ở trẻ em
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có những biến chứng gì?
- Phác đồ điều trị bệnh Sacoit
Thuốc paracetamol là gì?
Khi gặp người bệnh ngộ độc paracetamol mạn tính, Y sĩ đa khoa cần thăm khám và truyền N- acetylcystein, sau đó định lượng paracetamol máu và ALT.
Nếu nồng độ paracetamol máu < 120 umol/l ( 120 umol/l (>20 g/l), hoặc ALT tăng thì tiếp tục dùng N- acetylcystein. Sau 8 giờ truyền N- acetylcystein, định lượng lại paracetamol máu và ALT. Nếu nồng độ paracetamol < 120 umol/l (120 umol/l (>20 g/l), hoặc ALT tăng thì tiếp tục dùng N- acetylcystein. Sau 12 giờ xét nghiệm lại paracetamol máu và ALT cho đến khi paracetamol < 120 umol/l và ALT bình thường thì ngường N- acetylcystein.
Quy trình dùng N- acetylcystein đường uống 72 giờ: 18 liều dùng
Dùng 1 liều dùng bolus ban đầu là 140mg/kg cân nặng, sau đó là 17 liều dùng, mỗi liều dùng 70mg/kg cân nặng, khoảng thời gian giữa các liều dùng là 4 giờ, pha thuốc với nước thành dung dịch nồng độ 5% hoặc loãng hơn, có thể cho thêm nước quả để dễ uống.
Nếu người bệnh nôn, cần chống nôn tích cực: Metoclopramide (primperan 10mg) tiêm tĩnh mạch, nếu không đỡ có thể nhắc lại, tổng liều dùng 1mg/kg cân nặng. Có thể cho thêm Diphenhydramine (Dimedron 10mg) để tránh tác dụng làm mất trương lực của metoclopramide, đặc biệt ở người trẻ. Nếu các thuốc trên không kết quả thì dùng: Ondansetron, Droperidol. Nếu nôn vẫn tiếp tục thì đặt sonde dạ dày và nhỏ giọt dung dịch N- acetylcystein qua sonde dạ dày trong 30 phút. Nếu vẫn không đỡ nôn thì chuyển người bệnh đến cơ sở có N- acetylcystein dạng truyền tĩnh mạch. Sau khi người bệnh nôn và nghỉ một lát cần dùng lại N- acetylcystein với tốc độ chậm hơn và theo dõi.
Quy trình dùng N- acetylcystein truyền tĩnh mạch trong 20 giờ (fluimucil lọ 5 g/25 ml)
Bác sĩ Anh Tú (giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) cho biết: Liều dùng ban đầu 150mg/kg cân nặng pha trong 200 ml glucose 5% truyền tĩnh mạch trong thời gian 30 phút. Liều dùng tiếp theo 50mg/kg pha trong 500 ml dịch glucose 5% truyền trong thời gian 4 giờ. Liều dùng cuối cùng 100 mg/kg pha trong 1000 ml dịch glucose 5% truyền trong 16 giờ). Có thể pha vào dịch natrclorua 0,9 %. Tổng liều dùng 300 mg/kg trong 20-21 giờ.
Phác đồ điều trị ngộ độc paracetamol mạn tính như thế nào?
Quy trình dùng N- acetylcystein truyền tĩnh mạch 12 giờ:
- Liều dùng ban đầu 100mg truyền trong 2 giò, liều dùng tiếp theo 200mg/kg truyền trong 10 giờ.
- Thường dùng nhất là quy trình dùng N- acetylcystein uống 72 giờ và truyền tĩnh mạch 20 giờ.
- Với trẻ ≤ 20 kg: Liều dùng khởi đầu 150 mg/kg pha với glucose 5% 3 ml/kg truyền trong thời gian 15-60 phút. Liều dùng tiếp theo: 50 mg/kg pha với glucose 5% 7 ml/kg truyền trong thời gian 4 giờ. Liều dùng tiếp theo: 50 mg/kg pha với glucose 5% 7 ml/kg truyền trong thời gian 8 giờ Liều dùng tiếp theo: 50 mg/kg pha với glucose 5% 7 ml/kg truyền trong thời gian 8 giờ.
- Với cân nặng của trẻ: 20 kg < 40 kg. Liều dùng khởi đầu 150 mg/kg pha trong 100 ml glucose 5% truyền trong thời gian 15-60 phút. Liều dùng tiếp theo: 50 mg/kg pha trong 250 ml glucose 5% truyền trong thời gian 4 giờ. Liều dùng tiếp theo: 50 mg/kg pha trong 250 ml glucose 5% truyền trong thời gian 8 giờ. Liều dùng tiếp theo: 50 mg/kg pha trong 250 ml glucose 5% truyền trong thời gian 8 giờ.
- Cần theo dõi sát bilan dịch vào, ra và điện giải.
Hiệu quả của N- acetylcystein tốt nhất khi được dùng trước 8 giờ, sau đó thì hiệu quả giảm dần. Tỉ lệ viêm gan nhiễm độc < 10% khi dùng N- acetylcystein trong thời gian 8 giờ, tỉ lệ này tăng lên khoảng 40% nếu điều trị muộn sau 16 giờ. Trong tình huống suy gan N- acetylcystein làm giảm tỉ lệ tử vong và hồi phục được tổn thương gan.
Các quy trình dùng N- acetylcystein có hiệu quả ngang nhau.
Tác dụng không mong muốn do thuốc:
Các Dược sĩ Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ ADR của thuốc như sau:
- N- acetylcystein đường uống gây buồn nôn, nôn với tỷ 33%, sốc phản vệ 2 – 3%.
- N- acetylcystein tĩnh mạch: 3 – 14 % gây đỏ da vị trí truyền, mẩn ngữa, co thắt phế quản, sốt, sốc phản vệ cao tới 10-20%.
Sử dụng N- acetylcystein cần đúng liều lượng trong phác đồ điều trị ngộ độc paracetamol mạn tính
Các điều trị khác
Lọc máu liên tục (CVVH) phối họp với thay huyết tương nhằm hỗ trợ chức năng gan trong khi chờ ghép gan.
Ghép gan: Trên Y học Lâm sàng người ta thường chỉ định ghép gan khi người bệnh bị suy gan tối cấp theo tiêu chuẩn của King‟s college Khi người bệnh suy gan,tiếp tục duy trì liều dùng N- acetylcystein truyền tĩnh mạch 6,25 mg/kg/giò cho đến khi người bệnh đươc ghép gan hoặc bệnh não gan hồi phục hoặc INR < 2.
Theo dõi và xét nghiệm trong quá trình điều trị: làm ure, creatinin, đường, điện giải, AST, ALT, đông máu cơ bản, bilirubin TP,TT,GT, khí máu động mạch. Trong tình huống nặng cần làm xét nghiệm mỗi 8-12 giờ/lần. theo dõi chức năng hô hấp, tuần hoàn, ý thức.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo, Ysidakhoa.net không đưa ra một số lời khuyên, chẩn đoán hay một số phương pháp điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo:
- HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC (Ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TC Y sĩ đa khoa tổng hợp và chia sẻ